Qatar: Lạm phát tăng do giá lương thực nhập khẩu leo thang

Thụy Vân-Thứ ba, ngày 25/06/2013 15:00 GMT+7

 Người dân Qatar đang cảm nhận rõ sức nóng của lạm phát và những khó khăn gia tăng trong tìm kiếm việc làm do giá lương thực nhập khẩu leo thang.

Giá lương thực leo thang là một trong những yếu tố chính khiến tỷ lệ lạm phát gia tăng ở các quốc gia vùng Vịnh giàu có. Nó đã trực tiếp ảnh hưởng đến các đối tượng thu nhập thấp của Qatar. Ngày càng có nhiều người đến các khu chợ bán buôn để mua thực phẩm nhằm tiết kiệm chi tiêu.

‘ Ảnh: VTV News

Anh Khalaf Al Nawasy, người mua sắm cho biết: “Những người có gia đình đông đúc thường đến các khu chợ đầu mối để mua tất cả những loại thực phẩm và rau trái cần thiết trong tuần. Điều này giúp họ tiết kiệm một khoản kha khá. Vì thế họ sẵn sàng dành thời gian để đi đến những khu chợ như thế này”.

Các chuyên gia ước tính, chi phí của thực phẩm nhập khẩu vào Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã tăng từ 2 tỷ USD trong 2002 lên 36 tỷ USD ở thời điểm hiện tại. Qatar không phải là một ngoại lệ khi để giá lương thực nhập khẩu bị đẩy lên cao khiến Chính phủ khó kiểm soát được giá.

Giám đốc khu vực chuỗi siêu thị Lulu ở Doha, Mohamed Altaf nói:"Chúng tôi đang nhập khẩu 90% nhu cầu lương thực trong nước, nhưng điều đó không có nghĩa kinh tế của Qatar dễ bị tổn thương khi giá lương thực nhập khẩu biến động. Thậm chí, cả những nước xuất khẩu lương thực, tỷ lệ lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với Qatar”.

Một tuyên bố của Cơ quan Thống kê Qatar cho thấy, sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát mạnh nhất vào năm 2008 khi con số này tăng đến 20%. Nhưng tỷ lệ này đã thấp hơn trong giai đoạn từ 2009-2012 khi nó dao động từ 1,2-4,4% chủ yếu do sự can thiệp của Chính phủ trong việc trợ cấp một số mặt hàng và có sự giám sát thị trường với mục đích bảo vệ khách hàng của mình.

Chương trình An ninh lương thực Quốc gia Qatar đang tìm kiếm các giải pháp lâu dài cho những thách thức an ninh lương thực bằng cách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp nội địa sản xuất tự cung tự cấp các sản phẩm lương thực.

Ông Nasser Al Hajri, Chủ tịch của tập đoàn thực phẩm Hassad nói: "Hassad đầu tư vào thực phẩm với mục đích sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và các sản phẩm giá cả hợp lý, đáp ứng được 60% nhu cầu của thị trường Qatar tại bất kỳ thời điểm nào trong năm".

Tuy nhiên, trước dẫn chứng về sự gia tăng lạm phát 2 con số của Qatar sau khi đất nước này đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao châu Á thì nhiều chuyên gia đang lo ngại, mức lạm phát cao ngất ngưởng này có thể quay trở lại khi Chính phủ Qatar mạnh tay chi tới 140 tỷ USD để xây dựng sân vận động, đường bộ, đường sắt, sân bay mới, một cảng biển và cơ sở hạ tầng để tổ chức World Cup 2022.

Điều này có nghĩa những nỗ lực của Chính phủ trong việc điều chỉnh giá lương thực nhập khẩu nhằm chống lạm phát sẽ không còn tác dụng.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước