Lâu nay, người tiêu dùng chỉ quen với khái niệm thịt tươi (thịt ấm) và thịt đông lạnh còn khái niệm thịt mát vẫn còn khá xa lạ. Thậm chí, không ít người còn hiểu chưa đúng về bản chất của thịt mát cũng như chất lượng của loại thịt này.
Chính vì vậy, theo con số chính thức từ Bộ NN& PTNN, hiện nay, có đến 90% sản phẩm thịt được sử dụng là thịt tươi. Đây chính là khó khăn đầu tiên các doanh nghiệp mong muốn làm thịt mát ở Việt Nam cần vượt qua khi tiêu chuẩn về thịt mát đã có.
Theo quy định, thân thịt lợn ngay sau khi giết mổ ở dạng nguyên con hoặc xẻ đôi được đưa vào làm mát bảo quản đảm bảo tâm thịt ở phần dày nhất đạt nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C trong thời gian không quá 24h sau giết mổ. Bộ tiêu chuẩn thịt mát đã chỉ rõ quy định ngặt nghèo từ khâu vận chuyển lợn, chờ giết mổ, sau giết mổ, quá trình pha lọc đóng gói, phân phối. Nếu chỉ một khâu không đúng tiêu chuẩn cũng không được dán nhãn thịt mát. Để giám sát, hậu kiểm quy trình sản xuất thịt mát, Bộ NN&PTNT khẳng định cần sự vào cuộc, phối hợp của nhiều cơ quan chức năng.
Và để giám sát, hậu kiểm quy trình sản xuất thịt mát trên, Bộ Nông nghiệp khẳng định cần sự vào cuộc, phối hợp của nhiều cơ quan chức năng. Việc sản xuất, phân phối thịt mát phải diễn ra theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và cần một kênh phân phối riêng. Hiện hầu hết các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã có đủ phương tiện làm mát sẵn sàng tham gia chuỗi phân phối tuy nhiên, tại các chợ dân sinh, việc bán thịt mát sẽ gặp khó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!