Trung Quốc thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn nội địa

Việt Linh-Thứ hai, ngày 01/06/2020 17:31 GMT+7

Ảnh minh họa. Ảnh: CGTN.

VTV.vn - Đây được coi là yếu tố then chốt để nước này có thể hướng tới các kế hoạch phát triển công nghệ đầy tham vọng trong tương lai.

Hồi đầu năm nay, khi toàn bộ thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc bị phong tỏa do dịch COVID-19, vẫn có một nhà máy tại đây được tiếp tục mở cửa, với các chuyến tàu hỏa được cấp phép đặc biệt để đưa chuyên gia tới làm việc - đó là nhà máy chip nhớ Dương Tử, dự án phát triển chip nhớ hàng đầu của Trung Quốc. Đây là một điều mà ít ai biết.

Được khởi xướng bởi đại học Thanh Hoa và tỉnh Hồ Bắc, nhà máy này là một trong số các dự án nhận được hậu thuẫn của Quỹ Đầu tư Lĩnh vực Mạch tích hợp hay Big Fund - một quỹ gần 20 tỷ USD chuyên về phát triển bán dẫn của Trung Quốc.

Dù mới chỉ đi vào hoạt động từ năm ngoái, Dương Tử đã được kỳ vọng có thể sản xuất đến 20% lượng chip nhớ toàn cầu, vượt qua các đối thủ sừng sỏ như Samsung, Micron và Intel về số lượng.

Trung Quốc thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn nội địa - Ảnh 1.

(Ảnh: Global Times)

Số tiền từ quỹ Big Fund cũng chảy vào nhiều doanh nghiệp bán dẫn nội địa khác, trong đó có tên tuổi chip di động đang lên của nước này SMIC. Trong khi thị trường toàn cầu đang sụt giảm thì ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc lại tăng trưởng đến 14% vào năm ngoái.

Big Fund chỉ là một trong hàng loạt nỗ lực khai phá ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc kể từ năm 2014.

Sự kiện chuyên về ngành bán dẫn hằng năm SEMICON China thu hút tới hàng chục nghìn người tham dự, đặc biệt là từ các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

Năm ngoái, thêm một quỹ đầu tư nữa với quy mô gần 30 tỷ USD đã được thành lập, dù giới bán dẫn Trung Quốc thừa nhận chặng đường vẫn còn nhiêu chông gai.

Giới chuyên gia nhìn nhận, với nhu cầu lên tới trên 300 tỷ USD năm ngoái, vượt qua cả nhu cầu về dầu mỏ, tiềm năng cho ngành bán dẫn Trung Quốc là cực lớn và đầu tư mạnh tay vào các "át chủ bài" đang là chiến lược hàng đầu. Tập trung đầu tư vào những công ty tiềm năng, tăng cường cơ hội chiếm lĩnh thị trường nội địa cũng là tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trong chiến lược mang tên "China Standards 2035 - Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035", định hình công nghệ tương lai của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước