2 năm thí điểm Uber, Grab: Nhiều tiện ích nhưng cũng không ít bất cập
Đầu năm 2016, ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng mà người dân vẫn quen gọi là taxi Uber và Grab đã được triển khai thí điểm. Thực tế ứng dụng này đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng nhưng lại gây khó khăn cho cơ quan quản lý.
Số lượng phương tiện tham gia tăng quá nhanh và quy định về trách nhiệm nộp thuế là những khó khăn mà cơ quan quản lý gặp phải. Chính bản thân loại hình này cũng bộc lộ nhiều bất cập sau khi triển khai thực tế ở Việt Nam.
Không chỉ được làm quen với công nghệ trong lĩnh vực vận tải, khi sử dụng dịch vụ này người dân có thể biết trước được tuyến đường di chuyển cũng như mức giá từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế.
Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai thí điểm loại hình này cũng bộc lộ những hạn chế. Dù trong thời gian thí điểm nhưng thiếu quy định giới hạn số lượng xe tham gia nên chỉ trong 2 năm, lượng xe đã lên tới khoảng 50.000 chiếc.
Số lượng phương tiện phát triển quá nhanh đã phá vỡ quy hoạch taxi được các địa phương xây dựng. Thêm vào đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng việc thí điểm loại hình dịch vụ vận tải mới này cũng tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Nhiều tuyến đường taxi truyền thống bị cấm lưu thông trong khi đó taxi công nghệ lại tự do hoạt động. Đó là chưa kể đến những khó khăn trong quản lý về trách nhiệm nộp thuế của loại hình dịch vụ vận tải Uber và Grab này.
Định hướng cho Uber, Grab sau thời gian thí điểm
Đã hết thời hạn thí điểm 2 năm với Uber, Grab vậy thời gian tới, loại hình taxi công nghệ này sẽ tiếp tục hoạt động ra sao? Sau đây là quan điểm của Bộ GTVT về tương lai và hướng quản lý với Uber, Grab trong thời gian tới.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!