VAMC: Kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 gấp 4 lần giai đoạn trước

Huy Hoàng-Thứ ba, ngày 03/11/2020 06:30 GMT+7

VTV.vn - Theo VAMC, dù năm 2020 có những khó khăn, nhưng đến nay nợ xấu toàn ngành vẫn ở mức 1,86%

Sau hơn 3 năm xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết 42 của Quốc hội, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt khoảng 330.000 tỷ đồng, mua nợ theo giá thị trường hơn 9000 tỷ đồng. Bên cạnh đó phối hợp với các tổ chức tín dụng tiến hành xử lý nợ, thu hồi nợ hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Tổng số nợ xấu được xử lý từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng,cao hơn 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng giai đoạn trước. Hình thức khách hàng trả nợ tăng mạnh nhờ ý thức trả nợ cải thiện, đạt 91.469 tỷ đồng, bằng 60% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm 2013 đến nay.

VAMC: Kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 gấp 4 lần giai đoạn trước - Ảnh 1.

Theo Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC): "Hiện nay, số nợ xấu đã được xử lý khoảng 240.000 tỷ, tức là nợ xấu từ sau khi có Nghị quyết 42 ra gấp gần 4 lần nợ xấu xử lý trong giai đoạn trước. Đặc biệt là số tổ chức tín dụng tất toán khoản nợ khỏi VAMC là 20 trong trong tổng số 30 tổ chức tín dụng có nợ xấu bán cho VAMC".

VAMC: Kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 gấp 4 lần giai đoạn trước - Ảnh 2.

Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc VAMC "Hiện nay, số nợ xấu đã được xử lý khoảng 240.000 tỷ, tức là nợ xấu từ sau khi có Nghị quyết 42 ra gấp gần 4 lần nợ xấu xử lý trong giai đoạn trước.

Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, hơn 78.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sau 9 tháng đầu năm, khả năng trả nợ suy giảm. 14/16 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2020 đều ghi nhận nợ xấu gia tăng. Ngành ngân hàng đã tính đến các kịch bản ứng phó.

Trong trường hợp có sự gia tăng, việc đầu tiên của các tổ chức tín dụng là bằng chính nguồn lực thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo duy định, trong trường hợp tổ chức tín dụng khó khăn, tỷ lệ nợ xấu trên 3% thì VAMC mua lại nợ đó bằng Trái phiếu đặc biệt hoặc là theo giá thị trường.

VAMC: Kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 gấp 4 lần giai đoạn trước - Ảnh 3.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD trong giai đoạn 2016-2020

Nhìn lại cả quá trình tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020 đã được xử lý, kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%. Cụ thể, cuối năm 2016 là 2,46%; cuối tháng 8/2017: 2,45%; cuối năm 2017: 1,99%; cuối năm 2018: 1,91%; cuối năm 2019: 1,63% và thời điểm 31/5/2020 là 1,86%.

Dù năm 2020 có những khó khăn, nhưng đến nay nợ xấu toàn ngành vẫn ở mức 1,86% tức giảm 25% so với thời điểm Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực hồi tháng 8 năm 2017.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước