Đây là sự thăng hạng dài nhất trong số các quốc gia ASEAN trong giai đoạn 2006 - 2016. Thông tin được đưa ra trong Sách trắng công nghiệp Việt Nam 2019. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Công Thương giới thiệu Sách trắng về công nghiệp nhằm phân tích và đánh giá hiện trạng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam.
Nhìn vào các chỉ số của CIP có thể thấy, xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam có bước nhảy vọt trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh công nghiệp toàn cầu. Xuất khẩu bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 6 lần.
Đặc biệt, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam vượt qua Indonesia, Ấn Độ và đang trên đà bắt kịp Trung Quốc. Tuy nhiên, hàm lượng nội địa trong xuất khẩu của Việt Nam lại giảm, từ 56% xuống còn 52%.
Một chỉ số quan trọng để phản ảnh năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của một quốc gia là giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo (MVA). MVA của Việt Nam đã tăng từ mức 15,15 tỷ USD năm 2006, lên 26.61 tỷ năm 2016. Tuy nhiên so với các quốc gia trong khu vực, MVA của Việt Nam ở mức thấp, chỉ bằng khoảng 1/3 Malaysia, 1/4 Thái Lan và 1/8 Indonesia.
Trong báo cáo Năng lực của cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới cách đây 2 tuần, tuy có sự tiến bộ vượt bậc, xếp thứ 67 trên thế giới, Việt Nam vẫn đang xếp sau 6 quốc gia trong ASEAN. Mục tiêu của Việt Nam là nằm trong top 3 quốc gia cạnh tranh trong khu vực 2030. Để đạt được điều này, theo các chuyên gia, Việt Nam cần nâng cao năng lực nội địa, tăng cường liên kết khu vực FDI với hệ thống sản xuất trong nước, đồng thời thúc đẩy năng suất và trình độ lao động, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!