Việt Nam và chính sách ứng phó hàng rào thuế xuất khẩu thủy sản

Ngọc Quang-Thứ năm, ngày 29/08/2013 17:51 GMT+7

Theo các chuyên gia kinh tế, việc áp thuế chống trợ cấp vô lý đối với tôm Việt Nam sẽ tạo tiền đề đáng lo ngại. Bởi không chỉ tôm mà các sản phẩm công nghiệp khác cũng có thể là đối tượng để Hoa Kỳ áp đặt các loại thuế bất hợp lý.

Vào trung tuần tháng 8, Bộ Thương mại Mỹ DOC đã ra quyết định cuối cùng áp thuế chống trợ cấp với tôm nhập khẩu từ 7 nước trong đó có tôm của Việt Nam. Hiện nay tổng lượng tôm của 7 nước bị kiện chiếm 70-75% tổng lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ hàng năm.

Trong lúc này 600.000 nông dân nuôi tôm cùng hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam đang "nín thở" chờ phán quyết tiếp theo vào đầu tháng 9 tới của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ về việc có hay không áp thuế chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam.

‘ Ảnh: VTV News


Nếu tình huống xấu xảy ra thì mặt hàng tôm Việt Nam phải chịu cùng lúc hai loại thuế là thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Đối với thuế chống bán phá giá hiện nay, DOC đang áp dụng đối với tôm nhập khẩu của Việt Nam với mức dao động từ 0,53%-2,76%. Đối với thuế chống trợ cấp, mặc dù còn chờ quyết định của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, nhưng nếu bị áp loại thuế này thì mức có thể dao động từ 1,15%-7,88%.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống trợ cấp với tôm là hoàn toàn vô lý, không khách quan.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam lý giải: "Việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ kiện tôm của Việt Nam là sai lầm bởi ngành nuôi tôm của nước ta không có trợ cấp. Thứ hai, tôm Việt nam và tôm đánh bắt ở Hoa Kỳ là hai mảng thị trường khác nhau. Thứ ba, việc nhập khẩu tôm của nước ta vào Hoa Kỳ không ảnh hưởng đến quyền lợi người đánh bắt tôm Hoa Kỳ".

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôm của Việt Nam bị quy kết và phải chịu hai loại thuế khi vào thị trường Mỹ? Trước hết, nó có tác động rất lớn đến ngành công nghiệp tôm Việt Nam, khu vực có tới 600.000 người dân và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nó cũng sẽ gây tác hại không nhỏ cho người tiêu dùng Hoa Kỳ khi họ phải mua sản phẩm với giá cao hơn trước.

‘ Các khách mời trong cuộc trao đổi (Ảnh: VTV News)


Các nhà phân tích cho rằng, việc áp thuế vô lý như thế này sẽ tạo tiền đề đáng lo ngại. Không chỉ tôm mà các sản phẩm công nghiệp khác của Việt Nam cũng có thể là đối tượng để Hoa Kỳ áp đặt các loại thuế bất hợp lý.

Vấn đề đáng lưu tâm trong lúc này là Việt Nam cần có những sách lược cụ thể như thế nào để đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp như đang xảy ra với mặt hàng tôm.

Chương trình Đối thoại chính sách tuần này sẽ đi tìm câu trả lời cho vấn đề này với sự tham gia trao đổi của hai vị khách mời là ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam và luật sư Lê Thanh Sơn, Trưởng văn phòng luật sư AIC Hà Nội.

Sau đây là nội dung chi tiết:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước