Con số này gấp 5 lần nguồn vốn huy động trong 13 năm về trước và được coi là kỳ tích vì chưa từng xảy ra trước đây. Vậy có những lý do gì khiến các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng đầu tư vào giao thông?
Phương án để “lật ngược thế cờ” của Bộ GTVT chính là trao quyền tự chọn nhà đầu tư chiến lược khi thực hiện cổ phần hóa. Kết quả là 93 doanh nghiệp được tạo điều kiện thực hiện thành công cổ phần hóa trong hơn 1 năm trở lại đây, giúp thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn tư nhân.
Năm 2012, Ban quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư, gọi tắt là Ban PPP, thuộc Bộ GTVT đã được thành lập. Ra đời trong hoàn cảnh ngân sách dành cho đầu tư phát triển hạ tầng chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu thực tế, nhiều công trình giao thông trọng điểm quốc gia phải nằm dài chờ vốn. Đến nay, Ban PPP đã thu hút được khoảng trên 200.000 tỷ đồng ngoài ngân sách. Bên cạnh những cải cách về thủ tục hành chính, bí quyết lớn nhất được cho là từ sự công khai, minh bạch về thông tin các dự án hạ tầng giao thông.
Từ nguồn vốn xã hội hóa, hàng trăm công trình giao thông trọng điểm đã được xây dựng. Trong giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến ngành GTVT cần khoảng 1 triệu tỷ đồng. Những cơ chế thông thoáng, cởi mở trong thời gian qua của ngành giao thông vẫn tiếp tục là “thỏi nam châm” thu hút thêm nguồn vốn dồi dào từ xã hội hóa.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.