Mỹ và Nhật Bản - các nước lớn ở châu Á - TBD đều lên tiếng phản đối việc Trung Quốc hăm dọa, sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng trên
Biển Đông. Theo anh, không khí của phiên đối thoại năm nay đã phản ánh mối lo ngại của khu vực đến mức như nào trước chính sách của Trung Quốc?
PV Hữu Hưng: Đó không chỉ là nỗi lo ngại của các nước ASEAN mà cả cộng đồng quốc tế nói chung đều lo ngại. Bởi nếu không được kiểm soát, bất kỳ một sự cố không mong muốn sẽ trở thành mối đe dọa rõ ràng tới an ninh, ổn định của khu vực và ảnh hưởng tới cả thế giới. Bởi như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói, Biển Đông như là “trái tim sống” của châu Á - Thái Bình Dương, là trung tâm của các tuyến đường vận tải biển và hàng không quốc tế.
Một số học giả thì cho rằng thế giới không thể không có luật pháp. Và việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế là trách nhiệm của mọi quốc gia trên thế giới.
Cũng trong bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, người đứng đầu Lầu Năm góc đã tuyên bố, cần xây dựng cấu trúc an ninh khu vực dựa trên luật pháp quốc tế và nâng cao năng lực cho các đồng minh và đối tác để tự bảo đảm an ninh và cho khu vực. Thủ tướng Nhật Bản cũng đã tuyên bố tại Shangri-La, Nhật Bản sẽ đóng vai trò lớn hơn trong cấu trúc an ninh khu vực. Cần phải hiểu như thế nào về tác động của những tuyên bố này tại Diễn đàn Shangri-La năm nay?
PV Hữu Hưng: Theo tôi, những tuyên bố này có ba tác động:
Thứ nhất, về phía các nước trong khu vực, đặc biệt với các đồng minh của Mỹ thì họ thấy không đơn độc mà có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, về phía Trung Quốc, đó là một cảnh báo nước này khó có thể tự mình hành động đơn phương như lâu nay.
Thứ ba, cộng đồng quốc tế sẽ thấy với sự tham gia của các nước lớn, một trật tự an ninh tuân thủ theo luật pháp đang được củng cố ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mời quý vị xem chi tiết nội dung cuộc trao đổi: