"Gia nhập EU, Ukraine có thể đánh mất nhiều lợi ích kinh tế"

VTV Online-Chủ nhật, ngày 15/12/2013 16:41 GMT+7

Đây là nhìn nhận của GS.TS Leonid Vardomsky - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các quốc gia hậu Xô Viết, thuộc Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm khoa học Nga - khi bàn về lý do Ukraine trì hoãn ký kết thỏa thuận gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Trước thực tế các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra ở Ukraine, GS.TS Leonid Vardomsky cho rằng hành động này thể hiện sự bất bình của một bộ phận dân chúng đối với Chính phủ. “Thực tế, phần lớn người dân phía Tây đất nước Ukraine luôn kỳ vọng vào sự hội nhập với châu Âu. Bản thân chính quyền của Tổng thống Yanukovych cũng từng hứa hẹn tạo nên hy vọng này. Sau đó, việc Chính phủ đột ngột ngừng ký kết thỏa thuận với Liên minh châu Âu ở phút cuối trở thành nguyên nhân chính dẫn đến xung đột trong những ngày vừa qua” - ông Leonid Vardomsky nói như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên thường trú THVN tại LB Nga.

‘ (Ảnh: VTV Online)

PV Nhật Linh: Tại sao Ukraine lại có quyết định không ký thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu vào thời điểm này? Đằng sau quyết định này là gì, thưa ông?

GS.TS Leonid Vardomsky: Văn bản thỏa thuận giữa Ukraine và EU được soạn thảo từ vài năm trước và lẽ ra được ký kết từ năm ngoái (2012). Khi rào cản thuế quan được gỡ bỏ, hàng hóa châu Âu sẽ chiếm lĩnh thị trường Ukraine, trong khi hàng hóa Ukraine chưa đủ chất lượng để vào được thị trường chung châu Âu. Vậy nên, việc trước tiên là phải cải tổ nền kinh tế, đổi mới công nghệ. Và điều này đương nhiên cần kinh phí. Một con số được đưa ra là vào khoảng 165 tỉ USD để hiện đại hóa đất nước.

PV Nhật Linh: Vậy những điều này có ảnh hưởng như thế nào tới con đường phát triển của Ukraine?

GS.TS Leonid Vardomsky: Ukraine không từ chối liên kết với EU mà chỉ trì hoãn việc gia nhập tổ chức này để nhìn nhận lại những điều được và mất. Ukraine có thể đánh mất nhiều lợi ích kinh tế như thực tế diễn ra tại một số quốc gia thành viên EU với những dòng người di cư tìm kiếm việc làm khắp châu Âu.

Ukraine không phải là Bulgaria, đó là gần 50 triệu dân. Sẽ có một giải pháp tối ưu cho mối quan hệ “tay ba” giữa EU, Nga và Ukraine. Nhanh không phải lúc nào cũng là tốt. Có thể về mặt địa chính trị, đối với EU, hội nhập và kiểm soát là điều cần thiết. Nhưng nhìn từ góc độ kinh tế, đó có thể lại là tổn thất đối với một quốc gia.

Quý vị độc giả có thể theo dõi lại cuộc phỏng vấn này qua video dưới đây:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước