Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn từ Internet và mạng xã hội với trẻ em

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 08/09/2019 12:31 GMT+7

VTV.vn - Các nguy cơ thông tin xấu độc không phù hợp, những liên kết với kẻ bắt nạt, kẻ quấy rối trên mạng đang mang lại những hệ quả trong đời sống thực.

Việc giáo dục đạo đức lối sống trong môi trường thực dễ kiểm soát các yếu tố xấu tác động nhưng hiện nay, với sự phổ biến của Internetmạng xã hội, không dễ để kiểm soát các tác động xấu đến đứa trẻ.

Bên cạnh đó, cấu trúc nhiều gia đình gãy vỡ, bố mẹ quá bận công việc không còn đủ thời gian giáo dục hành vi ứng xử cho con.

Trẻ học hành vi qua quan sát và bắt chước. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ đến 6 tuổi mỗi ngày nghe được khoảng 30 câu nói tích cực nhưng nghe đến 245 câu nói tiêu cực (tỷ lệ 1/8). Cho đến tuổi vị thành niên, tỷ lệ này có thể lên đến (1/14). Trẻ em tiếp cận với rất nhiều thông tin hình ảnh, mẫu hành vi ứng xử bạo lực qua phim ảnh truyền thông; học tập từ chính những mẫu hành vi ứng xử không phù hợp của cha mẹ. Từ hành vi trở thành thói quen, tính cách ứng xử bạo lực, thiếu chuẩn mực ảnh hưởng đến cuộc đời của các em.

Những nguy cơ này không dừng lại ở mức độ cảnh báo nữa mà đã và đang tác động hàng ngày đến đời sống thực sự của trẻ, thậm chí, đem đến những tác động rất tiêu cực.

Theo nghiên cứu của Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, tại 3 địa phương gồm Hà Nội, Nghệ An và Thanh Hóa, có tới hơn 34% học sinh THCS, THPT cho biết từng tham gia bắt nạt trực tuyến với vai trò khác nhau như nạn nhân, thủ phạm hay vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm.

Tình trạng này trên thế giới cũng nghiêm trọng không kém. Theo khảo sát của Quỹ Nhi đồng LHQ, khoảng 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia khác nhau cho biết đã bị bắt nạt trên mạng và trung bình cứ 5 em thì có 1 em bỏ học vì điều đó.

Người lớn không thể cấm các con tiếp xúc với Internet và mạng xã hội bởi càng cấm, càng nói không càng khuyến khích trẻ nghĩ về điều đó. Việc cấm vô lý còn loại trừ những tác động tích cực của Internet (học tập, kết nối, giải trí) và khiến trẻ nói dối, giấu giếm dẫn đến nhiều nguy cơ hơn.

Vậy bao giờ thì nên cho phép con bắt đầu tiếp xúc với Internet và mạng xã hội? Cho tới khi nào cha mẹ trang bị đủ cho con kỹ năng sống an toàn trên Internet (bao gồm các kỹ năng bảo mật thông tin cá nhân, sử dụng các phần mềm chống virus, nhận diện các thông điệp lừa đảo, cách chia sẻ hình ảnh an toàn, cách ứng phó với hành vi bắt nạt trên mạng hay cân nhắc khi chia sẻ cảm xúc riêng tư).

Khi cho con sử dụng các phương tiện truyền thông như Internet, điện thoại mạng xã hội, cha mẹ nên đồng hành với con trên mạng và dạy kỹ năng an toàn trên môi trường mạng. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tạo thói quen để con chia sẻ về những gì con nhìn thấy trên mạng. Cha mẹ cũng có thể cài đặt những phần mềm chạy ẩn trên tài khoản Facebook hoặc các thiết bị công nghệ của con. Những ứng dụng này sẽ cảnh báo nguy cơ con bị quấy rối, bắt nạt hoặc tiếp cận với thông tin không phù hợp nhưng không làm mất đi sự riêng tư của con.

Vấn đề kỳ thị trẻ em trên mạng xã hội Vấn đề kỳ thị trẻ em trên mạng xã hội Mạng xã hội - Một trong những nơi thiếu an toàn nhất đối với trẻ em Mạng xã hội - Một trong những nơi thiếu an toàn nhất đối với trẻ em Nhật Bản: Nhiều trẻ em trở thành nạn nhân của mạng xã hội Nhật Bản: Nhiều trẻ em trở thành nạn nhân của mạng xã hội

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước