Đại tá Ngô Đức Hưng: Quy trình xem xét đặc xá phạm nhân năm 2015 chặt chẽ hơn

Sự kiện và Bình luận-Thứ bảy, ngày 29/08/2015 14:14 GMT+7

VTV.vn - Theo Đại tá Ngô Đức Hưng - Phó Cục trưởng Cục C86, Tổng cục 8, Bộ Công an, quy trình xem xét đặc xá phạm nhân năm nay diễn ra chặt chẽ và chính xác hơn.

Hôm qua (28/8), Văn phòng Chủ tịch nước đã thông báo Quyết định đặc xá năm 2015 cho những phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù và những người được tạm hoãn đình chỉ chấp hành hình phạt tù có điều kiện và được đặc xá theo quy định của pháp luật. Năm nay, con số phạm nhân được đặc xá là con số lớn thứ 2 kể từ khi Luật đặc xá ra đời vào năm 2007, với con số chính xác là 18.298 phạm nhân. Nhiều phạm nhân đang mong chờ đến thời điểm trở lại làm người tự do và đoàn tụ với gia đình.

Hơn 18.000 phạm nhân được đặc xá dịp Quốc khánh 2/9 Hơn 18.000 phạm nhân được đặc xá dịp Quốc khánh 2/9

VTV.vn - Hôm nay (28/8), Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo thông báo Quyết định đặc xá năm 2015 cho các phạm nhân.

Theo Đại tá Ngô Đức Hưng - Phó Cục trưởng Cục C86, Tổng cục 8, Bộ Công an, để đảm bảo quá trình quá trình xét duyệt phạm nhân hưởng đặc xá diễn ra khách quan, công bằng và đúng đối tượng, nguyên tắc quan trọng nhất trong những điều kiện xem xét là sau khi được đặc xá, các phạm nhân ra tù sẽ không gây phương hại đến an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Đại tá Ngô Đức Hưng cũng khẳng định, quy trình xét duyệt đặc xá phạm nhân không có khác biệt gì về cơ bản so với những năm trước nhưng năm nay, quy trình diễn ra có tính chặt chẽ và chính xác hơn. Đề cập cụ thể về quy trình xét duyệt, Đại tá cho biết: "Sau khi Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2015 được công bố, Bộ Công an với tư cách là cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn đặc xá đã chỉ đạo cho Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp chuyển toàn bộ tài liệu đến các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện trên cả nước để quán triệt và niêm yết công khai với phạm nhân tại các buồng giam, cũng như tại khu vực công cộng của những nơi giam giữ. Đây là cách làm thuận tiện để phạm nhân có thể xem xét chính bản thân mình".

Đại tá Ngô Đức Hưng - Phó Cục trưởng Cục C86, Tổng cục 8, Bộ Công an.

Đại tá Ngô Đức Hưng - Phó Cục trưởng Cục C86, Tổng cục 8, Bộ Công an.

"Sau đó, cán bộ quản giáo trực tiếp phụ trách tổ đội phạm nhân đó tiến hành họp sinh hoạt với phạm nhân, giúp họ tự đối chiếu mình với các điều kiện được quy định theo Quyết định của Chủ tịch nước. Ngoài ra, hình thức bình bầu, bỏ phiếu kín cũng diễn ra với các phạm nhân trong tổ đội. Trên cơ sở này, các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện sẽ tập hợp và chỉ đạo bộ phận hồ sơ nghiệp vụ rà soát, xem xét, rút hồ sơ. Cuối cùng, các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện có trách nhiệm lập danh sách, củng cố hồ sơ để trình tới các tổ chuyên viên liên ngành. Hiện tại, chúng tôi có 9 tổ chuyên viên liên ngành, mỗi tổ có từ 7-8 người, vừa xem xét hồ sơ vừa trực tiếp tới các trại giam để thẩm định và ghi vào phiếu xác nhận phạm nhân đủ điều kiện để được đặc xá" - Đại tá Ngô Đức Hưng nói.

Bên cạnh quy trình xét duyệt đặc xá phạm nhân, việc hỗ trợ giúp họ tái hòa nhập cộng đồng cũng được chú trọng. Theo bà Nguyễn Thị Hải Vân – Cục trưởng Cục việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2000, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội đã có những quy định về vấn đề nâng cao năng lực, giáo dục dạy nghề cho các phạm nhân để họ dễ dàng trở lại với cộng đồng. Còn hiện nay, Nghị định số 80 năm 2011 của Chính phủ đang được áp dụng.

Bà Nguyễn Thị Hải Vân – Cục trưởng Cục việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bà Nguyễn Thị Hải Vân – Cục trưởng Cục việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bà Nguyễn Thị Hải Vân cho biết: "Về việc dạy nghề và hướng dẫn việc làm, các phạm nhân mãn hạn tù được phổ biến về quy định của pháp luật, về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phát triển thị trường lao động. Đồng thời, họ được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, được dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề, được hướng nghiệp, nâng cao kỹ năng tìm kiếm việc làm. Nghị định số 80 còn có nêu cả quy định về hoạt động dành cho những đối tượng mãn hạn tù như tuyên truyền thông tin, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng, quản lý giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm".

Tuy nhiên, điều này không chỉ đơn thuần giúp họ có thể tìm kiếm việc làm, mà còn xác định được giá trị của lao động trong cuộc sống, từ đó tôn trọng giá trị lao động của những người khác trong cộng đồng.

Để lắng nghe Đại tá Ngô Đức Hưng và Cục trưởng Nguyễn Thị Hải Vân chia sẻ rõ hơn về quy trình đặc xá phạm nhân và giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, mời quý vị theo dõi qua video dưới đây:

 

 

Gần 18.000 phạm nhân được đặc xá: Những bước chân về nẻo thiện Gần 18.000 phạm nhân được đặc xá: Những bước chân về nẻo thiện

VTV.vn - Bên cạnh việc đặc xá các phạm nhân, công tác hướng nghiệp giúp họ tái hòa nhập cộng đồng và trở về với con đường lương thiện cũng được chú trọng.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước