Tình trạng lạm dụng quyền lực, nhất là trong công tác cán bộ, đã được Ðảng ta thẳng thắn chỉ ra. Nó khiến cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực không thể phát triển, kinh tế của đất nước có lúc lao đao.
Thực tế, thời gian vừa qua, công tác cán bộ đã bộc lộ nhiều vấn đề. Nhiều cán bộ bị kỷ luật, thậm chí là xử lý hình sự, trong đó có cả cán bộ cấp cao. Đáng nói, khi xử lý mới vỡ lẽ, nhiều cán bộ đã vi phạm trong một thời gian dài trước khi được cất nhắc vào vị trí quan trọng.
Vì vậy, Quy định 205 của Bộ Chính trị được ví như một thứ "vaccine" phòng ngừa căn bệnh chạy chức chạy quyền, lâu nay vốn gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
Quy định về Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền bao gồm 15 điều, lần đầu tiên được quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ nhằm xây dựng các căn cứ để bịt các lỗ hổng trong công tác cán bộ
Một trong những điểm nhấn nổi bật của Quy định này là đề cao trách nhiệm của người đang được xem xét, thực hiện các quy trình trong công tác cán bộ cũng như đề cao trách nhiệm của những cá nhân có thẩm quyền quyết định nhân sự. Đây được cho là vấn đề then chốt để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.
Quy định 205 được xem là liều "vaccine" đặc trị chống chạy chức, chạy quyền
Ngay sau khi được ban hành, quy định này đã được dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá rất cao bởi quy định đã đi trúng vào những vấn đề nhức nhối nhất trong công tác cán bộ tồn tại suốt nhiều nhiệm kỳ qua.
Để hiểu rõ hơn về Quy định 205 mà Bộ Chính trị mới ban hành cũng như tính thực tiễn của quy định này trong việc ngăn chặn chạy chức, chạy quyền...mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình Sự kiện và Bình luận ngày 5/10.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!