Biện pháp mà các nước châu Âu sử dụng là xây dựng cơ chế chi trả bảo hiểm y tế rất chặt chẽ, để kiềm chế lợi ích của các tập đoàn dược phẩm. Nhóm phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu đã quan sát cách làm tại một số nước châu Âu và giải thích về biện pháp này.
Một tập đoàn dược phẩm đa quốc gia là một vương quốc bí ẩn, giàu có và quyền lực. Đây là nơi quyết định chính sách giá với mỗi sản phẩm tại mỗi quốc gia. Nhưng đừng mong có được thông tin gì về giá thuốc từ đây, kể cả khi đã tiếp xúc được với lãnh đạo của tập đoàn. Các câu hỏi về giá thuốc đều bị từ chối, chỉ còn lại những nội dung chung chung.
Ông Alexandre Jetzer-Chung, thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn dược phẩm Novartis (Thuỵ Sĩ) cho biết: “Chúng tôi đầu tư nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc vì lợi ích của cộng đồng, dành chữa các bệnh sốt rét, bệnh phong và các bệnh nhiệt đới khác. Chúng tôi cũng tập trung vào nhu cầu của các nước đang phát triển”.
‘ Ảnh minh họa
Các hãng dược có những cống hiến lớn cho y học. Nhưng trước hết, đó là các tập đoàn hoạt động vì lợi nhuận và luôn tìm cách tối đa hoá lợi nhuận. Để dung hoà quyền lợi của các hãng dược và nhu cầu chữa bệnh của người dân, trước hết châu Âu tìm cách để công ty bảo hiểm kiềm chế hãng dược.
Ông Nicolaus Lorenz, Phó Giám đốc Viện Nhiệt đới và Y tế công cộng Thuỵ Sĩ chia sẻ: “Về chuyện giá thuốc, có nhiều cách để kiềm chế. Hoặc là công ty bảo hiểm trực tiếp trả tiền cho hiệu thuốc, bệnh nhân không cần biết đến giá thuốc là bao nhiêu. Hoặc là bệnh nhân trả tiền mua thuốc rồi công ty bảo hiểm hoàn lại tiền. Trong cả hai cách, công ty bảo hiểm đều có vai trò giám sát giá thuốc, vì đó là quyền lợi của họ”.
Nhà nước dùng luật để khống chế giá thuốc. Tại Bỉ, thuế áp rất cao với các loại thuốc nhập khẩu tương đương với loại mà trong nước có thể sản xuất được. Luật cũng quy định tất cả các loại thuốc sau khi lưu hành đủ 12 năm sẽ buộc phải giảm giá 30%. 12 năm là quá đủ để hãng dược thu hồi vốn đầu tư cho một sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn này cũng có thể bị rút ngắn, trong trường hợp trên thị trường xuất hiện sản phẩm tương đương có giá rẻ hơn.
Ông Marc du Jardin, bác sĩ gia đình nói: “Tôi không có quyền kê đơn để bệnh nhân mua thuốc đắt tiền, khi có loại thuốc tương đương giá rẻ hơn. Đến mức độ nào được coi là đắt, thường là do các công ty bảo hiểm quy định, nhưng cũng có lúc do Chính phủ quy định. Tại quầy thuốc, dược sĩ cũng buộc phải giới thiệu cho bệnh nhân các thuốc rẻ tiền nhất, sau đó mới đến các loại thuốc tương đương có giá đắt hơn. Chúng tôi nhận thấy là khi các quy định này được áp dụng thì các hãng dược không bị ép cũng tự nguyện đưa giá thuốc xuống mức giá mà các công ty bảo hiểm đồng ý chi trả. Nếu không làm thế, thì họ sẽ bán thuốc cho ai được? Họ buộc phải đặt mức giá thấp hơn”.
Với các bệnh viện, nhiều nước châu Âu cũng áp dụng khoán chi phí theo số lượng bệnh nhân nhập viện. Bệnh viện công hay tư đều phải điều trị trước tiên bằng dược phẩm có giá thấp nhất, vì số tiền mua thuốc cho mỗi bệnh nhân nằm viện cũng bị công ty bảo hiểm khống chế.
Để kiềm chế giá dược phẩm, các nước châu Âu áp dụng đồng thời nhiều phương pháp. Đây là lĩnh vực kinh doanh chịu rất nhiều ràng buộc về mặt pháp lý. Trong cuộc chiến với các tập đoàn dược phẩm giàu có và quyền lực, tiếng nói của người bệnh quá nhỏ nhoi và vô tác dụng, nếu như nhà nước không can thiệp bằng luật. Tuy nhiên, để giảm nhẹ gánh nặng về quản lý Nhà nước, châu Âu vẫn tìm cách để các nhân tố trên thị trường dược phẩm tự kiềm chế lẫn nhau vì quyền lợi của tất cả các bên.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.