Tỷ lệ tự tử ở phụ nữ và trẻ em Nhật Bản tăng 16% trong làn sóng dịch lần 2

Nguyễn Mai, icon
09:22 ngày 19/01/2021

VTV.vn - Tỷ lệ tự tử ở Nhật Bản đã tăng vọt trong làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19, đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ em.

Phụ nữ Nhật Bản gặp nhiều áp lực từ gia đình và công việc trong suốt thời điểm làn sóng dịch lần 2 bùng phát.

Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hongkong, Trung Quốc và Viện Lão khoa ở Thủ đô Tokyo, tỷ lệ tự tử chủ yếu là phụ nữ và trẻ em từ tháng 7 đến tháng 10 đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù tỷ lệ này đã giảm trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 6, thời điểm bùng phát dịch lần thứ nhất.

Nghiên cứu cho thấy: Đại dịch này ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe tâm lý của trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ, đặc biệt là các bà nội trợ. Nguyên nhân khiến tỷ lệ tự tử gia tăng là bởi đại dịch kéo dài làm tổn thương các ngành công nghiệp có nhiều lao động nữ, làm tăng gánh nặng cho các bà mẹ đi làm. Bạo lực gia đình cũng gia tăng, khiến cho tỷ lệ tự tử ở phụ nữ tăng 37% kể từ đầu năm đến nay, gấp khoảng 5 lần ở nam giới.

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của Bộ Y tế từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 10 năm 2020, cho thấy tỷ lệ trẻ em tự tử tăng vọt 49% trong đợt thứ hai, tương ứng với giai đoạn sau khi trường học đóng cửa trên toàn quốc.

Thủ tướng Suga Yoshihide trong tháng này đã ban hành tình trạng khẩn cấp COVID-19 tại thủ đô Tokyo và các khu vực xung quanh trong nỗ lực ngăn chặn dịch bùng phát trở lại.

Taro Kono, Bộ trưởng cải cách hành chính và quy định cho biết: Nhiều người tự tử vì họ mất việc làm, mất thu nhập và không còn thấy hy vọng do dịch bệnh kéo dài liên miên. Hiện chính phủ Nhật Bản đã cung cấp gói cứu trợ cho những người bị mất việc vì COVID-19, nhưng nếu dịch vẫn kéo dài thì người dân không chỉ chịu áp lực về kinh tế, mà còn phải chịu những tổn thương tinh thần nghiêm trọng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục