Trong 70% bệnh nhân bị tim bẩm sinh (TBS) không phức tạp thì 80% có thể điều trị triệt để, gần như khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu các trẻ này không được chẩn đoán và điều trị sớm, nhiều trẻ có thể tử vong trong năm đầu do các biến chứng của TBS như tăng áp lực động mạch phổi, suy tim, áp xe não, tắc mạch, nhiễm trùng. 30% trẻ mắc TBS là các dị tật TBS phức tạp, nếu không được chẩn đoán và điều trị, 60% trong số này sẽ tử vong trong vòng vòng 1 năm đầu đời.
Chính vì vậy, việc sàng lọc sớm bệnh TBS ở trẻ là vô cùng cần thiết, giúp cho trẻ phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời. Hiểu được điều đó, Quỹ tấm lòng Việt và Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp thực hiện các đợt "Khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi" nhiều năm qua trong chuyên mục "Trái tim cho em".
Điểm đến tiếp theo, Trái tim cho em sẽ về khám sàng lọc tim bẩm sinh cho các bạn nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với sự đồng hành của các chuyên gia tim mạch từ Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang, Viettel Bắc Giang trong 2 ngày 10 - 11/8/2019.
Thông tin chi tiết về đợt khám sàng lọc tại Bắc Giang:
+ Thời gian: 8h00 - 16h30 ngày 10/8 và 7h30 - 11h30 ngày 11/8
+ Địa điểm: Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang, đường Lê Lợi, xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
+ Đơn vị đồng hành: Bệnh viện Tim Hà Nội
Đối tượng khám: Trẻ em từ 0 tới 16 tuổi, có thể có các triệu chứng, biểu hiện sau đây:
+ Đã được các bác sĩ tại các cơ sở y tế phát hiện/nghi vấn mắc tim bẩm sinh.
+ Thường hay bị ho, khò khè tái đi tái lại nhiều lần.
+ Thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào).
+ Trẻ hay bị sưng phổi, viêm phế quản.
+ Trẻ có biểu hiện bú chậm (kéo dài trên 30 phút) hoặc không thể chấm dứt bữa bú.
+ Thở nhanh, hay toát mồ hôi, đặc biệt sau các bữa bú.
+ Trẻ chậm lớn, da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi, thường rất dễ mệt.
+ Môi, lưỡi, đầu ngón tay tím xanh.
+ Hụt hơi khi gắng sức.
Khi tới khám, các bố mẹ thực hiện theo 6 bước sau:
1. Lấy phiếu khám, điền thông tin và chờ gọi số;
2. Vào phòng khám theo hướng dẫn;
3. Nếu không có kết luận cần siêu âm thì ra khu vực nhận quà;
4. Sang phòng siêu âm và điện tim nếu có chỉ định từ bác sĩ;
5. Tới khu nhận quà nếu kết quả siêu âm bình thường;
6. Tới bàn hướng dẫn tham gia Trái tim cho em nếu kết luận có bệnh.
Mọi thông tin chi tiết xin quý vị truy cập fanpage Fanpage Trái tim cho em.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!