Ấn Độ chấm dứt chính sách đi lại tự do với Myanmar

Quỳnh Chi (Theo The Indian Express)-Thứ sáu, ngày 09/02/2024 06:06 GMT+7

Lực lượng an ninh tại biên giới Ấn Độ-Myanmar. (Ảnh: PTI)

VTV.vn - Bộ Nội vụ Ấn Độ đã khuyến nghị đình chỉ ngay lập tức Chế độ đi lại tự do giữa nước này và Myanmar.

Chế độ đi lại tự do Ấn Độ - Myanmar vốn cho phép các cộng đồng dân cư dọc biên giới đi xa tới 16 km vào bên trong lãnh thổ quốc gia kia mà không cần thị thực.

Vài ngày sau khi thông báo rằng hàng rào sẽ được xây dựng dọc theo toàn bộ biên giới Myanmar dài 1.643 km để tạo điều kiện giám sát tốt hơn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ Amit Shah cho biết hôm 8/2 rằng Bộ này đã quyết định Chế độ đi lại tự do giữa Ấn Độ và Myanmar (FMR) đang được áp dụng sẽ bị loại bỏ để đảm bảo an ninh nội bộ của đất nước và duy trì cơ cấu nhân khẩu học của các bang phía Đông Bắc Ấn Độ giáp với Myanmar.

Trong bài đăng trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Shah viết: "Quyết tâm của Thủ tướng Narendra Modi là bảo vệ biên giới của chúng ta. Chính phủ đã quyết định bãi bỏ FMR giữa Ấn Độ và Myanmar để đảm bảo an ninh nội bộ của đất nước và duy trì cơ cấu nhân khẩu học của các bang Đông Bắc Ấn Độ giáp Myanmar. Vì Bộ Ngoại giao hiện đang trong quá trình loại bỏ nó nên đã khuyến nghị đình chỉ FMR ngay lập tức".

Ấn Độ chấm dứt chính sách đi lại tự do với Myanmar - Ảnh 1.

Rickhawdar (Myanmar, trái) - Cửa khẩu biên giới Zokhawthar (Ấn Độ, phải). (Ảnh: Wikimedia Commons)

Vào tháng 1, The Indian Express đã đưa tin rằng Chính phủ Ấn Độ đã quyết định bắt đầu quá trình đấu thầu xây dựng hệ thống hàng rào thông minh tiên tiến cho toàn bộ biên giới Ấn Độ - Myanmar. "Chúng tôi sẽ sớm chấm dứt FMR dọc biên giới Ấn Độ - Myanmar. Chúng tôi sẽ dựng hàng rào dọc theo toàn bộ biên giới. Hàng rào này sẽ được hoàn thành trong 4,5 năm tới. Bất cứ ai muốn sang nước bên kia sẽ phải xin visa".

Vào tháng 9/2023, Thủ hiến bang Manipur N. Biren Singh đã thúc giục Chính phủ Ấn Độ chấm dứt vĩnh viễn FMR dọc biên giới Ấn Độ - Myanmar để hạn chế "nhập cư bất hợp pháp". Ông cũng cho biết nước này đang nỗ lực hướng tới Sổ đăng ký công dân quốc gia và xây dựng hàng rào biên giới với Myanmar. Bang Manipur có chung khoảng 390 km đường biên giới (lỏng lẻo) với Myanmar, trong đó chỉ có khoảng 10 km có hàng rào.

Biên giới giữa Ấn Độ và Myanmar chạy dọc theo bốn bang gồm Mizoram, Manipur, Nagaland và Arunachal Pradesh. FMR là một thỏa thuận được hai nước đồng thuận, cho phép các bộ lạc sống dọc biên giới có thể đi xa tới 16 km vào bên trong quốc gia kia mà không cần thị thực. Theo FMR, mọi thành viên của các bộ lạc miền núi, là công dân Ấn Độ hoặc công dân Myanmar và là cư dân của bất kỳ khu vực nào trong phạm vi 16 km ở hai bên biên giới đều có thể vượt qua để xuất trình giấy thông hành biên giới với hiệu lực một năm và có thể ở lại đến hai tuần.

FMR được triển khai vào năm 2018 như một phần trong chính sách Hành động hướng Đông của chính phủ Thủ tướng Modi vào thời điểm quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Myanmar đang trên đà phát triển. 

Ấn Độ chấm dứt đi lại tự do qua biên giới với nước láng giềng Myanmar Ấn Độ chấm dứt đi lại tự do qua biên giới với nước láng giềng Myanmar

VTV.vn - Ấn Độ đang xem xét chấm dứt Chế độ đi lại tự do (FMR) tại biên giới Ấn Độ - Myanmar.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước