Đức hỗ trợ 430 triệu Euro ứng phó khủng hoảng lương thực

Ban Thời sự/TTXVN-Thứ bảy, ngày 14/05/2022 12:19 GMT+7

(Ảnh minh họa: Chương trình Lương thực thế giới)

VTV.vn - Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Đức có kế hoạch bổ sung 430 triệu Euro để ứng phó cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng ở các nước thuộc khu vực Nam bán cầu.

Dự kiến, trong tổng số tiền bổ sung 430 triệu Euro nói trên, sẽ có 238 triệu Euro dành cho hỗ trợ xây dựng nền kinh tế nông nghiệp bền vững hay đầu tư cho giáo dục; 150 triệu Euro cho sáng kiến đặc biệt mang tên "Một thế giới không còn người bị đói" và ít nhất 42 triệu Euro đóng góp cho Chương trình Lương thực thế giới.

Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Đức cho biết, ngoài nguồn tài chính dành cho hỗ trợ, cũng cần có sự điều phối tốt hơn giữa những bên tài trợ và nước tiếp nhận để không nước nào bị bỏ sót.

Theo Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến giá lương thực tăng cao và các hệ quả của vấn đề này đang gây khó khăn cho người nghèo trên toàn thế giới, đặc biệt là tại những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu như Ai Cập, Lebanon hay Somalia.

Ông David Malpass đồng thời cảnh báo, cuộc khủng hoảng an ninh lương thực sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí có thể sang tận năm 2023. Phát biểu tại họp báo trực tuyến trong khuôn khổ Hội nghị mùa xuân 2022 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB, Chủ tịch Malpass nhấn mạnh, xung đột và các hệ quả của vấn đề này đang gây khó khăn cho người nghèo trên toàn thế giới.

Đức hỗ trợ 430 triệu Euro ứng phó khủng hoảng lương thực - Ảnh 1.

Cuộc khủng hoảng an ninh lương thực có thể sẽ kéo dài tới năm 2023. (Ảnh: AP)

Giá lương thực hiện tăng tới 37% so với cùng kỳ năm 2021, đồng thời đang tăng cao hơn so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đây là điều đáng lưu tâm do CPI là thước đo mức độ tác động tới người nghèo, đối tượng chủ yếu hàng ngày chi tiêu cho lương thực - thực phẩm.

Theo Chủ tịch WB, tình trạng thiếu lương thực, năng lượng và phân bón, mặt hàng thiết yếu cho vụ mùa, đang gây ra cuộc khủng hoảng mất an ninh lương thực. 

Ngày 13/5, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhóm họp tại Đức để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Phát biểu sau cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Đức cho biết, các Bộ trưởng G7 đã nhất trí hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ, nơi cung cấp tới 60% nguồn lương thực cho thế giới. Những biện pháp hỗ trợ bao gồm giảm lãng phí và thất thoát lương thực trong quá trình sản xuất và vận chuyển, cũng như bảo đảm cho nông dân quyền tiếp cận hạt giống.

Cũng trong cuộc họp này, các Bộ trưởng cũng cam kết sẽ hỗ trợ Ukraine tiêu thụ 30 đến 40 triệu tấn ngũ cốc hiện đang bị kẹt lại do các tuyến đường bị phong tỏa. Trong khi nhiều nước trên thế giới lại đang rất cần số ngũ cốc trên.

Thiếu lương thực trầm trọng trong năm 2022 Thiếu lương thực trầm trọng trong năm 2022 Nhiều nước đối mặt nguy cơ thiếu lương thực vì xung đột Ukraine Nhiều nước đối mặt nguy cơ thiếu lương thực vì xung đột Ukraine Lần đầu tiên châu Âu và Bắc Mỹ rơi vào cảnh thiếu lương thực Lần đầu tiên châu Âu và Bắc Mỹ rơi vào cảnh thiếu lương thực

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước