Vụ bê bối Cambridge Analytica đã khiến báo chí quốc tế mấy ngày nay tốn không biết bao nhiêu giấy mực để khai thác đủ mọi loại khía cạnh của nó. Rạng sáng hôm nay 11/4/2018 (giờ Việt Nam) Giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg của Facebook đã bắt đầu buổi điều trần đầu tiên có tên gọi "Sự riêng tư trên Facebook, truyền thông xã hội và việc sử dụng dữ liệu" với Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ và Ủy ban Thương mại Thượng viện Mỹ.
Thực chất đây là câu chuyện về bảo mật thông tin? Về việc khai thác và sử dụng thông tin trên mạng xã hội? Hay là về cách công nghệ thao túng chính trị và làm lợi cho số ít những người giàu có trên thế giới?
Tuy đã đưa ra lời xin lỗi và thừa nhận "Chúng tôi mắc nhiều sai lầm trong khi vận hành công ty. Tôi nghĩ là hoàn toàn khả thi chứ - Tôi tin là thế - khởi nghiệp trong căn phòng kí túc và rồi lớn mạnh như hôm nay chắc chắn sẽ mắc phải một vài sai lầm chứ". Facebook có lưu trữ thông tin người dùng, nhưng không bán – khẳng định này của CEO Facebook là điểm đáng chú ý nhất trong suốt phiên điều trần kéo dài hơn 5 tiếng.
Tạm thời không bàn về phương diện đúng – sai của vụ việc. Tuy rằng, Việt Nam là quốc gia nằm trong top 10 thế giới về lượng người sử dụng facebook theo báo cáo của mạng xã hội này tính đến tháng 7/2017 nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết rõ facebook thực sự là gì ?
VẬY, FACEBOOK LÀ GÌ?
Nhìn chung, Facebook là một mạng xã hội có hơn 1,5 tỷ người dùng hoạt động, tạo ra hơn 4,5 tỷ lượt người thích mỗi tháng. Đối với nhiều người, Facebook thậm chí đã trở thành khái niệm tương đương với "Internet". Tại Đài Loan, Facebook có tỷ lệ thâm nhập gần 90% dân số, với trung bình 3,5 giờ một ngày dành cho nền tảng này.
Với khẩu hiệu "Mang chúng ta lại gần nhau" (Bring us closer together), đối với nhiều người điều này hiển nhiên facebook đã làm được. Facebook rõ ràng là một nền tảng kết nối rộng lớn, và mang chúng ta lại với nhau. Nó giúp chúng ta liên lạc với những người mà chúng ta đã mất liên lạc với nhiều năm trước; nó làm cho chúng ta tìm kiếm được và kết nối được với những người ở xa bất chấp khoảng cách; nó giữ chúng tôi tiếp xúc gần gũi hơn với những người mà hình ảnh và tin tức về họ trước đó chỉ được thấy trên báo đài, nó cho phép chúng ta nhìn thấy cuộc sống hàng ngày của những người ở xa nhiều ngàn cây số…
Facebook là một nền tảng kết nối rộng lớn, và mang chúng ta lại với nhau. Nguồn ảnh: sea.pcmag.com
Đã có rất nhiều câu chuyện xúc động về việc nhờ facebook mà nhiều người tìm được người thân thất lạc sau nhiều năm. Chàng trai người Đức tên Michel Weiland mang trong mình một nửa là dòng máu Việt, năm 1998 khi mới 14 tuổi anh đã đi tìm cha là người Việt của mình. Chuyện tìm cha của chàng thanh niên này tưởng chừng như đi vào ngõ cụt thì qua người thân, người quen biết đưa thông tin lên mạng xã hội vào năm 2013, chỉ sau 2 tiếng, Michel Weiland đã kết nối được với cha của mình sau 30 xa cách...
Michel Weiland (bên trái) và hình ảnh cha của anh thời trẻ (bên phải) cùng thông tin anh tìm cha được đăng tải trên Facebook. Ảnh: Facebook Thanh Hóa.
Hay như câu chuyện về chị Cù Thị Kim Ngân (sinh viên năm cuối Học viện Báo chí tuyền truyền ở Hà Nội ) đăng tải lên facebook dòng thông điệp "Mẹ ơi, bà ngoại bị ung thư giai đoạn cuối rồi, mẹ ở đâu về ngay với bà, mẹ nhé", nhờ cộng đồng mạng chia sẻ vào tháng 9/2012. Chỉ 2 ngày sau, Ngân đã tìm được mẹ nhờ sự giúp đỡ của một cư dân mạng Facebook.
Kim Ngân đăng ảnh tìm mẹ lên Facebook. Ảnh: Facebook
Nhưng công nghệ có những hậu quả khác không? Facebook thực sự còn có khả năng làm cho chúng ta cảm thấy xa lánh, làm cho chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi. Nó mở ra một thế giới trong đó chúng ta có thể nhìn vào cuộc sống của người khác và trong nhiều trường hợp, làm cho chúng ta lại cảm thấy xa cách hơn. Nó có thể tạo ra sự ghen tị khi khiến chúng ta so sánh cuộc sống của chúng ta với cuộc sống có vẻ thú vị hơn của người khác. Và vì thế, nó gây ra sự cô lập.
Công nghệ cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta muốn. Giả dụ, khi sử dụng Facebook những gì chúng ta muốn là luôn luôn liên lạc và không bao giờ cô đơn. Nhưng nếu chúng ta chú ý đến hậu quả thực sự của những gì chúng ta nghĩ, chúng ta muốn, chúng ta có thể khám phá ra điều chúng ta thực sự muốn. Đôi khi, chúng ta có thể chỉ muốn có một chút tĩnh lặng và cô độc...
Và đã có nhiều mối quan hệ tan vỡ; những mâu thuẫn, xung đột phát sinh cũng chính từ facebook.
Mâu thuẫn, xung đột từ Facebook. Ảnh: latribune.fr
Tóm lại, suy cho cùng, nền tảng cốt lõi của Facebook là chia sẻ. Nhưng liệu chúng ta có tìm được cách để trở thành chính chúng ta trước khi chúng ta chia sẻ chính mình?
Đây là một vấn đề phức tạp, vì rõ ràng là trên mạng trực tuyến xong chúng ta đang ở giữa con người. Đôi khi, những mối quan hệ trực tuyến thôi thúc chúng ta đi tìm con người thật trong thế giới thực – để so sánh ảnh đại diện, các ghi chú, các ký ức, những câu chuyện cá nhân đăng tải trên facebook. Và đôi khi, những sự khác biệt giữa ngoài đời thực và trên mạng xã hội lại gây ra những xung đột trong mọi ngõ ngách tâm lý, của chính chúng ta.
Dù sao đi nữa, với phần lớn người dùng, Facebook vẫn được xem như là một kết nối dễ chịu và thú vị; tuy nhiên, nếu chúng ta lẫn lộn với việc chia sẻ bản ngã của chúng ta với bản thân chúng ta, đó là rắc rối.
FACEBOOK THỰC SỰ LÀ GÌ?
Địa điểm đầu tiên để bắt đầu xác định Facebook là đi thẳng đến nó. Đây là cách Facebook mô tả chính mình trên trang facebook của nó: "Được thành lập vào năm 2004, nhiệm vụ của Facebook là cung cấp cho mọi người sức mạnh để chia sẻ và làm cho thế giới cởi mở và kết nối hơn. Mọi người sử dụng Facebook để kết nối với bạn bè và gia đình, để khám phá những gì đang xảy ra trên thế giới, chia sẻ và thể hiện những gì quan trọng đối với họ."
Mặc dù có thể đúng là mọi người sử dụng Facebook để kết nối với bạn bè, gia đình và đọc tin tức nhưng lời mô tả này nói nhiều hơn về cách mọi người sử dụng Facebook, chứ không phải về Facebook.
Và mặc dù sứ mệnh "Mang chúng ta lại gần nhau hơn" có thể mang lại cho mọi người sức mạnh để chia sẻ, điều này cũng không thực sự là Facebook. Mọi người chia sẻ thông tin, hình ảnh và mọi thứ khác trước khi Facebook xuất hiện.Facebook đã làm cho nó dễ dàng hơn, nhưng nó cũng muốn tạo ra lợi nhuận từ chia sẻ đó.
Và điều này thì trong lời mô tả về mình, Facebook đã không đề cập đến. Tuy nhiên, động cơ lợi nhuận đã có từ đầu và là chìa khóa để hiểu rõ Facebook thực sự là gì.
FACEBOOK KINH DOANH
Năm 2004, Facebook thu được doanh thu chỉ 400.000 USD. Chỉ hai năm sau, công ty có doanh thu gần 50 triệu đô la, và đến năm 2010 doanh thu đã vượt quá 2 tỉ đô la. Kết quả gần đây nhất, chỉ riêng quý III năm 2017 doanh thu của gã khổng lồ xanh này đạt mức kỷ lục 10,3 tỉ USD.
Nói cách khác, Facebook là một doanh nghiệp lớn.
Facebook là doanh nghiệp lớn có doanh thu khủng.
Phần lớn doanh thu trên Facebook được tạo ra thông qua quảng cáo. Thật vậy, Facebook có một lợi thế rõ rệt so với các đối thủ do phạm vi người dùng rộng lớn và số lượng thông tin mà công ty có về từ mỗi và tất cả những người dùng đó.
Bạn muốn nhắm mục tiêu quảng cáo của mình tới những người đang tìm kiếm Victoria Beckham? Google có thể giúp bạn với điều đó. Nhưng muốn nhắm mục tiêu quảng cáo của bạn đến những người thích Victoria Beckham, sống ở Việt Nam, đang ở độ tuổi từ 18 đến 24, và có mức thu nhập trung bình trở lên? Facebook có thể giúp bạn nhắm mục tiêu quảng cáo của bạn đến những người đó.
Không có gì ngạc nhiên khi Facebook thực sự là một công ty quảng cáo được xây dựng trên nền tảng chia sẻ. Càng nhiều người sử dụng chia sẻ, Facebook càng có nhiều thông tin có thể thu thập, và nhắm mục tiêu tốt hơn và sinh lợi hơn quảng cáo ngày càng nhiều.
NHƯNG FACEBOOK THỰC SỰ BIẾT GÌ VỀ BẠN?
Một số thông tin Facebook có về bạn là khá rõ ràng. Nó biết địa chỉ email và số điện thoại của bạn, và, thông qua GPS và Wifi, nó có cả vị trí của bạn. Nếu bạn điền thông tin Facebook đúng cách, nó có dữ liệu về giáo dục và nghề nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, thực sự là một khi bạn bắt đầu sử dụng Facebook thì mạng xã hội này mới bắt đầu thu thập những thông tin có giá trị nhất về bạn. Vấn đề chính là ở chỗ này, giá trị lớn nhất xuất phát từ dữ liệu bạn không chuyển qua Facebook một cách có ý thức .
Bởi vì nó biết vị trí của bạn, Facebook biết các chuyển động của bạn. Bạn đi từ nơi A (nhà của bạn) đến B (văn phòng của bạn) gần như mỗi ngày cùng một lúc. Điều đó có nghĩa là Facebook biết thời gian thích hợp nhất để cho bạn xem những quảng cáo về bữa ăn sáng hoặc nhà hàng ăn tối.
Cũng giống như vậy, Facebook biết khi nào và ở đâu khi bạn đi nghỉ. Nó biết được tiền phòng của khách sạn bạn ở lại và do đó có lẽ đoán biết được cả thu nhập của bạn hoặc ít nhất là vị trí của bạn trong một công ty. Thử ở lại khách sạn 5 sao một vài lần và bạn sẽ sớm thấy quảng cáo của Jaguar và Gucci.
Facebook thậm chí còn có thể biết bạn là người hút thuốc lá hay không: Nếu bạn di chuyển ra ngoài tòa nhà của bạn và dành 5 phút trên Facebook mỗi 2 giờ, có thể bạn đã rời văn phòng kiếm một nơi có thể châm được điếu thuốc. Và nếu bạn di chuyển giữa nhà và bể bơi mỗi buổi sáng, đã đến lúc quảng cáo Speedo.
Một khi bạn chia sẻ một bài đăng, bạn hứng thú với điều đó thì Facebook thậm chí còn hạnh phúc hơn. Chia sẻ đồng nghĩa với nhiều tương tác hơn.
Với facebook, chia sẻ đồng nghĩa với nhiều tương tác. Ảnh: marketingland.com
Tất nhiên Facebook cũng xem xét cả những người được bạn kết nối. Nếu hầu hết các kết nối của bạn là nam giới đồng tính, nó có thể giả định rằng bạn cũng là gay. Nếu 2/3 trong số họ thích các phòng tập thể dục, thuật toán sẽ giả định đúng rằng bạn là người nghiện gym. Nếu bạn thường xuyên like những trang về kiến trúc, nội thất, mối quan tâm của bạn đã được facebook ghi nhận, và tất nhiên, bạn sẽ thường xuyên được giới thiệu những trang tương tự.
Càng có nhiều dữ liệu, sự tương tác càng nhiều càng tốt, và trải nghiệm quảng cáo chính xác hơn, những vấn đề riêng tư vì thế cũng đáng lo ngại hơn.
Theo điều khoản sử dụng của nó, Facebook có thể làm bất cứ điều gì nó muốn với dữ liệu của bạn. Đây chính là điểm làm cho nó mâu thuẫn với các luật như GDPR (General Data Protection Regulation – Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu) và các nhà hoạt động vì quyền riêng tư. Facebook càng tham gia vào các quá trình chính trị như bầu cử, nó càng trở thành đề tài trong các cuộc thảo luận về công dân số và dân chủ kỹ thuật số, có nghĩa là sớm hay muộn cách tiếp cận độc đoán của nó đối với quyền sở hữu và sử dụng dữ liệu sẽ gây ra sự suy yếu dẫn đến các vụ bê bối như hiện nay.
Một số chính phủ sẽ cấm nó, một số khác buộc nó giới hạn số lượng thông tin thu thập được và cách sử dụng thông tin đó. Cho dù tương lai có tồn tại, thách thức là có thật, cho cả người dùng và nhà khai thác mạng xã hội.
PHẦN KẾT
Trên đây là một số vấn đề giúp người dùng hiểu để sử dụng Facebook một cách hiệu quả. Người sử dụng thành thạo mạng xã hội cần biết không chỉ những gì họ có thể có được với Facebook mà còn những giới hạn nào cho cách dùng nó dựa trên bản chất của nền tảng.
Facebook lớn, nó có ảnh hưởng, và nó tạo điều kiện chia sẻ, nó đã mang nhiều người xích lại gần nhau, hoặc xa nhau. Nó mang lại tình yêu, và đôi khi cả xung đột. Cả hạnh phúc lẫn cô đơn.
Facebook chỉ không làm tất cả những điều đó mà không vì tiền.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!