AND lấy từ hài cốt 7.000 năm tuổi cho thấy những phát hiện mới về người sơ khai. (Ảnh: Reuters)
Những manh mối đầu tiên về sự pha trộn nói trên được cung cấp bởi dấu vết di truyền trong hài cốt của một phụ nữ trẻ đã chết cách đây 7.000 năm.
Các giả thuyết về quá trình di cư sớm của con người ở châu Á có thể sẽ thay đổi dựa trên nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature vào tháng 8, sau khi phân tích axit deoxyribonucleic (DNA) hoặc dấu vân tay di truyền của di cốt người phụ nữ được chôn cất theo nghi lễ trong một hang động ở Indonesia.
Basran Burhan, một nhà khảo cổ học từ Đại học Griffith của Australia, cho biết: "Có khả năng khu vực Wallacea là điểm gặp gỡ của hai loài người Denisovan và người tinh khôn Homo sapiens thời kỳ đầu".
Khám phá hang động Leang Panninge ở tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia. (Ảnh: Reuters)
Theo ông Burhan, một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu, khu vực Wallacea thuộc Indonesia bao gồm Nam Sulawesi, nơi hài cốt bị chôn vùi bằng đá trên tay và trên xương chậu được tìm thấy trong quần thể hang động Leang Pannige.
Người Denisovan là một nhóm người cổ đại được đặt tên theo một hang động ở Siberia, nơi hài cốt của họ được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 2010. Các nhà khoa học có rất ít thông tin về nhóm người này, bao gồm cả chi tiết về ngoại hình của họ.
DNA từ Besse, tên hài cốt của người phụ nữ trẻ ở Indonesia cách đây 7.000 năm do các nhà khoa học đặt, là một trong số ít các mẫu vật được bảo quản tốt được tìm thấy ở vùng nhiệt đới này.
Các phần từ di cốt cổ đại Besse được khai quật từ hang động Leang Paningge. (Ảnh: Reuters)
Các nhà khoa học cho biết, Besse thuộc nhóm người Austronesian (người Nam Đảo) phổ biến ở Đông Nam Á và châu Đại Dương, nhưng vẫn có một phần nhỏ dấu vết di truyền của người Denisova: "Các phân tích di truyền cho thấy, loài người kiếm ăn từ thời tiền đồ đá mới này đại diện cho một giống người khác chưa từng được biết đến trước đây".
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng, những người Bắc Á như người Denisova đến Đông Nam Á chỉ khoảng 3.500 năm trước. Tuy nhiên, kết quả phân tích DNA của Besse đã thay đổi lý thuyết về các mô hình di cư ban đầu của loài người.
Khám phá cũng cung cấp những hiểu biết sâu rộng hơn về nguồn gốc của người Papua và người Australia bản địa có lẫn DNA của người Denisova.
Iwan Sumantri, giảng viên tại Đại học Hasanuddin ở Nam Sulawesi, người cùng tham gia dự án, cho biết: "Các lý thuyết về di cư sẽ thay đổi vì các lý thuyết về chủng tộc cũng sẽ thay đổi. Hài cốt Besse cung cấp dấu hiệu đầu tiên về người Denisova trong số những người Nam Đảo (Austronesia), những người thuộc nhóm dân tộc lâu đời nhất của Indonesia.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!