Hơn 200.000 người mắc kẹt trên các con tàu biển. (Ảnh minh họa: Bangkok Post)
Thủy thủ đoàn trên con tàu Tejasvi Duseja của Ấn Độ đang tuyệt vọng sau nhiều tháng bị mắc kẹt ở ngoài khơi, không được trở về nhà do việc đóng cửa biên giới và phong tỏa trong nhiều tháng qua của các nước nhằm chống dịch COVID-19.
Thực trạng này đã khiến hơn 200.000 người đi biển bị mắc kẹt trên các con tàu. Từ các kỹ sư trên tàu chở hàng đến bồi bàn của những con tàu du lịch hạng sang, công nhân làm việc ở nhiều vùng biển trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Liên Hợp Quốc đã gọi đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo đang ngày càng nghiêm trọng. Thậm chí, một số trường hợp khủng hoảng tâm thần đã tự sát trên tàu.
Liên Hợp Quốc gọi đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo đang ngày càng nghiêm trọng. (Ảnh minh họa: AP)
Thông thường, những người đi biển sẽ làm việc trong khoảng thời gian nhiều tháng trên tàu, sau đó, khi tàu cập bến và có thủy thủ đoàn khác thay thế, họ mới quay trở về nhà. Tuy nhiên, trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 gây chết người hoàn hành trên khắp thế giới, làm tê liệt ngành du lịch và vận tải quốc tế, điều này là không thể.
Nhấn mạnh sự cấp bách ngày càng tăng trong việc giải quyết tình hình trên, tháng 7/2020, tại Hội nghị thượng đỉnh Hàng hải quốc tế do Anh tổ chức, hàng chục quốc gia tuyên bố sẽ công nhận nghề đi biển là công việc thiết yếu, qua đó những người lao động đang bị mắc kẹt trên biển không phải chịu lệnh phong tỏa, có thể lên bờ và trở về nhà.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!