Khai thác vàng tại một mỏ vàng bất hợp pháp trong rừng rậm Amazon ở khu vực Itaituba, bang Para, Brazil. (Ảnh: AP)
Bên cạnh đó, tình trạng vụ lạm dụng của các thợ mỏ, bao gồm cả tống tiền phụ nữ và trẻ em gái, cũng tăng cao.
Diện tích đất bị đe dọa bởi tình trạng khai thác vàng "garimpo" (mỏ khai thác vàng bất hợp pháp ở Brazil) tại khu bảo tồn Yanomami trong rừng nhiệt đới Amazon đã tăng 46% vào năm 2021, lên 3.272 ha (8.085 mẫu Anh), mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ khi việc giám sát bắt đầu được thực hiện vào năm 2018, theo báo cáo của Hiệp hội Yanomami Hutukara (HAY).
"Đây là thời điểm khai thác vàng bất hợp pháp diễn ra tồi tệ nhất kể từ khi khu bảo tồn được thành lập cách đây 30 năm", nhóm bảo vệ quyền người bản địa cho biết trong một báo cáo dựa trên các hình ảnh vệ tinh và phỏng vấn với người dân. "Ngoài việc phá rừng và phá hủy vùng biển của chúng ta, việc khai thác trái phép vàng và cassiterit (một thành phần chính của thiếc) tại khu vực Yanomami đã dẫn đến sự bùng nổ bệnh sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác, cũng như sự gia tăng bạo lực đáng sợ đối với người dân bản địa".
Tình trạng khai thác vàng bất hợp pháp đã tăng vọt ở Amazon khi giá vàng tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo số liệu chính thức, hoạt động khai thác đã phá hủy kỷ lục 125 km² (gần 50 dặm vuông) ở khu vực Amazon thuộc Brazil vào năm 2021.
Việc khai thác vàng trái phép đã phá rừng với diện tích cao kỷ lục. (Ảnh: AP)
Những người khai thác bất hợp pháp có liên quan đến các băng nhóm tội phạm có tổ chức bị cáo buộc có nhiều hành vi lạm dụng trong cộng đồng bản địa, bao gồm cả việc đầu độc các con sông bằng thủy ngân được sử dụng để tách vàng khỏi trầm tích và đôi khi là các cuộc tấn công dẫn đến chết người đối với cư dân.
Báo cáo được đưa ra khi Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro thúc đẩy luật hợp pháp hóa việc khai thác trên các vùng đất bản địa, dẫn đến sự phản đối từ các cộng đồng thổ dân và nhiều nhà bảo vệ môi trường.
Yanomami, một trong những nhóm bản địa mang tính biểu tượng nhất của Amazon, đã liên quan đến một loạt vụ lạm dụng đáng kinh ngạc, như cho uống rượu và sử dụng ma túy, sau đó lạm dụng tình dục và cưỡng hiếp phụ nữ và trẻ em gái.
Những người thợ mỏ thường đòi hỏi tình dục để đổi lấy thức ăn. Một thợ mỏ được cho là đã yêu cầu một "cuộc hôn nhân" sắp đặt với một cô gái vị thành niên để đổi lấy "món hàng" mà anh ta không bao giờ giao.
Khu bảo tồn Yanomami trải rộng 9,7 triệu ha ở miền Bắc Brazil, với khoảng 29.000 cư dân, bao gồm người Yanomami, người Ye'kwana và 6 nhóm thổ dân biệt lập hầu như không có liên hệ với thế giới bên ngoài.
Các nhà chức trách môi trường và bản địa của Brazil đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!