Nguyên nhân của tình trạng lạm phát tăng cao ở Ai Cập là do giá lương thực tăng mạnh và đồng Bảng Ai Cập bị mất giá.
Trong khi giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự kiến của các nhà kinh tế, tỷ lệ lạm phát trong tháng 3 vẫn cao hơn mức 31,9% được ghi nhận trong tháng 2, dẫn đến chi phí thực phẩm và đồ uống tăng 62,9%.
Tốc độ tăng lạm phát ở khu vực thành thị giảm xuống 2,7% trong tháng 3, giảm từ mức 6,5% của tháng 2 và 4,7% vào tháng 1.
Giá cả tăng vọt được cho là do đồng tiền quốc gia lao dốc sau hàng loạt đợt phá giá trong năm 2022. Nhu cầu mua sắm tăng cao trong tháng lễ Ramadan, giá nhiên liệu cao và thiếu nguyên liệu thô, cũng như thiếu ngoại tệ cũng là nguyên nhân khiến giá tiêu dùng tăng cao.
Là một quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn, Ai Cập đã phá giá đồng tiền ba lần kể từ tháng 3/2022, tiếp tục làm tăng chi phí của hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
Lạm phát tăng vọt đã ảnh hưởng mạnh tới các hộ gia đình Ai Cập khi một nửa trong số 104 triệu dân của nước này hiện đang sống gần hoặc dưới mức nghèo khổ.
Trong nỗ lực kiềm chế giá cả, Ngân hàng trung ương Ai Cập đã tăng lãi suất vào tháng 3 lên 200 điểm cơ bản.
Khi áp lực lên hệ thống tài chính quốc gia gia tăng, các nhà chức trách Ai Cập đang tìm cách thúc đẩy đầu tư nước ngoài, bao gồm cả kế hoạch bán cổ phần tại một số công ty trong nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!