Mali yêu cầu lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc rút khỏi nước này

Quỳnh Chi (Theo RT)-Chủ nhật, ngày 18/06/2023 06:30 GMT+7

Đồng phục của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được nhìn thấy ở Mali. (Ảnh: Liên hợp quốc/MINUSMA)

VTV.vn - Mali đã kêu gọi Liên hợp quốc chấm dứt "không chậm trễ" sứ mệnh gìn giữ hòa bình kéo dài hàng thập kỷ qua.

Theo đó, sự hiện diện của lực lượng quân sự quốc tế chỉ làm gia tăng căng thẳng và bất ổn ở Mali.

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 16/6, Ngoại trưởng Mali Malian Abdoulaye Diop cho biết, chính quyền nước này sẵn sàng tiếp tục phối hợp với Liên hợp quốc, nhưng yêu cầu chấm dứt "sứ mệnh ổn định" của tổ chức này. Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) đã được triển khai vào năm 2013 để đối phó với cuộc nổi dậy của người Tuareg ở phía Bắc quốc gia châu Phi này.

"Thật không may, MINUSMA dường như đã trở thành một phần của vấn đề trong việc thúc đẩy căng thẳng giữa các cộng đồng (tại Mali)", ông Diop nói, đồng thời kêu gọi lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc rút quân.

Ngoại trưởng Mali cáo buộc, các lực lượng của Liên hợp quốc "gây mất lòng tin trong người dân Mali" và tạo ra "khủng hoảng niềm tin" trong chính phủ.

Người đứng đầu MINUSMA El Ghassim Wane đã trả lời bằng cách nói rằng "gần như không thể" tiếp tục sứ mệnh của Liên hợp quốc nếu không có sự đồng ý của nước chủ nhà. Liên hợp quốc có thời hạn đến ngày 30/6 để gia hạn việc triển khai lực lượng tại Mali. Và điều này đòi hỏi phải có 9 phiếu ủng hộ từ Hội đồng Bảo an và không có phiếu phủ quyết nào từ 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.

Mali yêu cầu lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc rút khỏi nước này - Ảnh 1.

(Ảnh: Punch Newspapers)

Mối quan hệ giữa Bamako và Liên hợp quốc đã xấu đi trong năm 2022, với việc chính quyền quân sự lâm thời của Mali đình chỉ luân chuyển quân đội theo MINUSMA vào tháng 7/2022. Quyết định được đưa ra ngay sau khi chính quyền Mali bắt giữ 49 binh sĩ từ Cote d'Ivoire và mô tả họ là "lính đánh thuê". Trong khi đó, các quan chức Bờ Biển Ngà khẳng định rằng lwcj lw[ngj nafy là một phần của sứ mệnh gìn giữ hòa bình.

Tháng 8/2022, Mali đã ra lệnh trục xuất người phát ngôn của MINUSMA, Olivier Salgado, sau khi ông công khai tuyên bố rằng các quân nhân Bờ Biển Ngà đã được bàn giao cho lực lượng Liên hợp quốc. Người đứng đầu Văn phòng nhân quyền của MINUSMA, Guillaume Ngefa Atonodok Andali, cũng bị tuyên bố là nhân vật không được hoan nghênh vào tháng 2 và bị yêu cầu rời khỏi nước này vì "các hành động gây bất ổn và lật đổ".

Mali đã trải qua nhiều năm bất ổn chính trị, bao gồm hai cuộc đảo chính khác nhau vào năm 2020 và 2021 và cuộc nổi dậy của lực lượng thánh chiến đang diễn ra ở vùng nông thôn phía Bắc đất nước. Cuộc nổi dậy của người Tuareg năm 2012 đã dẫn đến việc thành lập phái bộ của Liên hợp quốc, cuối cùng đã tăng lên hơn 15.000 binh sỹ quốc tế. Nhiệm vụ của lực lượng giữ hòa bình Liên hợp quốc là nhằm củng cố an ninh ở Mali, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho viện trợ nhân đạo và quá trình chuyển đổi sang chính phủ dân sự.

Đánh bom xe tại Mali, nhiều binh sĩ gìn giữ hòa bình của LHQ bị thương Đánh bom xe tại Mali, nhiều binh sĩ gìn giữ hòa bình của LHQ bị thương Hội đồng Bảo an LHQ thảo luận trực tuyến về tình hình Mali Hội đồng Bảo an LHQ thảo luận trực tuyến về tình hình Mali Các căn cứ của Phái bộ LHQ tại Mali bị tấn công Các căn cứ của Phái bộ LHQ tại Mali bị tấn công

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước