Ngày 27/4, người dân ở nhiều nước chiêm ngưỡng "siêu trăng hồng" kỳ ảo

Chuyển động 24h/Báo Người lao động-Thứ ba, ngày 27/04/2021 12:58 GMT+7

Hình ảnh "siêu trăng hồng" được ghi lại ở thủ đô Nicosia, đảo Cyprus vào ngày 26/4/2021. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới đã được chứng kiến hiện tượng "siêu trăng" thắp sáng bầu trời vào đêm 26/4 theo giờ của từng địa phương.

Người dân châu Á, Australia, Chile, Venezuela, Đức đã được chứng kiến mặt trăng rất gần, lớn nhất do đây là thời điểm mặt trăng ở gần Trái đất nhất.

Tại thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, mặt trăng tỏa sáng trên các địa danh như nhà thờ Hồi giáo Camlica và Tháp Galata. Tại Ấn Độ, "siêu trăng" soi rõ những đường phố vắng tanh khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa để phòng chống dịch.

Ngày 27/4, người dân ở nhiều nước chiêm ngưỡng siêu trăng hồng kỳ ảo - Ảnh 1.

"Siêu trăng hồng" mọc sau Glastonbury Tor vào ngày 26/4/2021. (Ảnh: Getty)

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ, "siêu trăng" năm nay được gọi là "siêu trăng hồng" dù trăng không mang màu hồng. Nguyên nhân là do "siêu trăng" xuất hiện vào tháng 4 và được đặt tên theo một loài thực vật ở Mỹ, loài hồng Phlox thường nở vào mùa xuân.

Điểm cực đại của "siêu trăng hồng" năm nay rơi vào thời điểm gần trưa 27/4 (theo giờ Việt Nam), tuy nhiên người dân vẫn có thể ngắm nó to lớn khác thường vào đêm trước và sau cực đại.

Theo trang Time and Date, định vị tại TP Hồ Chí Minh cho thấy, thời điểm cực đại, khi "siêu trăng hồng" tròn hoàn toàn, sẽ rơi vào lúc 10h31 ngày 27/4.

Ngày 27/4, người dân ở nhiều nước chiêm ngưỡng siêu trăng hồng kỳ ảo - Ảnh 2.

"Siêu trăng" mọc phía sau Đài tưởng niệm Washington vào ngày 23/6/2013. (Ảnh: NASA)

Theo NASA, mặt trăng sẽ trông rất tròn trong suốt 3 ngày quanh thời điểm cực đại. NASA cho biết, thuật ngữ "siêu trăng" được đặt ra từ năm 1979 bởi nhà chiêm tinh học Richard Nolle, đề cập đến mặt trăng mới hoặc trăng tròn vô tình nằm gần Trái đất. 

Nếu chia khoảng cách giữa mặt trăng và Trái đất theo thang điểm 1-10 trong quỹ đạo của mặt trăng, "siêu trăng" xuất hiện khi nó rơi vào khoảng 10% gần Trái đất nhất. Chúng ta không thể thấy được trăng mới, tức mặt trăng trong những đêm 30, mùng 1 Âm lịch, còn nằm trong vùng tối, vì vậy các siêu trăng tròn trở nên nổi tiếng hơn.

Trăng tròn tháng 5, cũng là một "siêu trăng", xảy ra trùng thời điểm nguyệt thực, do đó trở thành "siêu trăng máu".

Cơ hội chiêm ngưỡng “siêu trăng” cuối cùng trong năm 2020 Cơ hội chiêm ngưỡng “siêu trăng” cuối cùng trong năm 2020

VTV.vn - Những người yêu thích bầu trời đêm sắp được chiêm ngưỡng hiện tượng “siêu trăng” cuối cùng của 2020 vào tháng 5 này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước