Điều này đã củng cố quan điểm rằng kinh tế Nhật Bản đang dần phục hồi sau tình trạng ảm đạm do đại dịch COVID-19, ngay cả khi các thị trường xuất khẩu lớn có dấu hiệu suy yếu hơn nữa.
Dữ liệu cho thấy, vào tháng 10 năm nay, Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt tài khoản vãng lai lần đầu tiên sau 8 năm, phản ánh chi phí nhập khẩu cao gây ảnh hưởng tới các hộ gia đình và doanh nghiệp do giá trị của đồng Yen giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ trong năm nay.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản hàng quý do Văn phòng Nội các nước này công bố hôm 8/12 đã được điều chỉnh giảm 0,8% so với dự báo trung bình của các nhà kinh tế với mức giảm hàng năm 1,1% trong một cuộc thăm dò của Reuters và ước tính chính thức ban đầu về mức giảm 1,2%.
Việc điều chỉnh giảm GDP nói trên được thúc đẩy bởi sự thay đổi theo hướng tăng lên của hàng tồn kho tư nhân và so với mức tăng hàng quý 4,5% hàng năm trong quý II.
Nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ suy giảm trong quý III do nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, đồng Yen yếu và chi phí nhập khẩu cao hơn ảnh hưởng đến tiêu dùng và doanh nghiệp.
Một số nhà phân tích cho biết, nền kinh tế nước này có thể phục hồi trong quý hiện tại do việc nới lỏng các hạn chế về nguồn cung đối với chất bán dẫn và ô tô, đồng thời dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới do COVID-19, thúc đẩy du lịch.
Tuy nhiên, các nước đang chuẩn bị đối mặt với việc nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái vào năm 2023, giáng một đòn mạnh vào các nhà xuất khẩu châu Á phụ thuộc vào thương mại như Nhật Bản.
Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết: "Việc nối lại hoạt động du lịch trong nước và các chiến dịch thúc đẩy du lịch nội địa sẽ thúc đẩy tiêu dùng cá nhân, giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại trong quý từ tháng 10 đến tháng 12.
Trong tương lai, suy thoái toàn cầu do lãi suất tăng ở các nền kinh tế tiên tiến và sự sụt giảm về hoạt động bất động sản ở Trung Quốc sẽ đè nặng lên nền kinh tế Nhật Bản, có thể gây ra suy thoái hoặc hai quý liên tiếp bị thu hẹp trong nửa đầu năm tới".
Dữ liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy, việc tăng chi phí năng lượng và các hàng hóa nhập khẩu khác đã khiến Nhật Bản thâm hụt tài khoản vãng lai được điều chỉnh theo mùa là 609,3 tỷ Yen (4,45 tỷ USD) trong tháng 10. Đây là lần thiếu hụt đầu tiên kể từ tháng 3/2014.
Trước khi điều chỉnh theo mùa, thâm hụt tài khoản vãng lai của tháng 10 ở mức 64,1 tỷ Yen, mức thâm hụt đầu tiên kể từ tháng 1.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!