Phát hiện hóa thạch của loài tê giác khổng lồ cao trên 6m, nặng hơn 20 tấn

Quỳnh Chi (Theo NBC News, SCI News)-Thứ tư, ngày 23/06/2021 06:02 GMT+7

Hình ảnh phục dựng một con tê giác Paraceratherium linxiaense. (Ảnh: SCI News)

VTV.vn - Hóa thạch của loài tê giác khổng lồ Paraceratherium có niên đại khoảng 26,5 triệu năm trước đã được tìm thấy ở tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc.

Loài tê giác cổ đại được xác định gần đây này sống trong thế Oligocen (thế Oligocen hay thế Tiệm Tân là một thế địa chất kéo dài từ khoảng 33,9 triệu năm tới 23 triệu năm trước - PV).

Được đặt tên là Paraceratherium linxiaense, hóa thạch khủng long này thuộc loài Paraceratherium, một chi của loài tê giác không sừng đã tuyệt chủng.

Giáo sư Tao Deng từ Viện Cổ sinh Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và các đồng nghiệp cho biết, tê giác khổng lồ này được coi là một trong những loài động vật có vú trên cạn lớn nhất từng sinh sống trên Trái đất. Hộp sọ và chân của nó dài hơn tất cả các loài động vật có vú trên cạn nào khác, nhưng xương dài của bàn chân trước và bàn chân sau không quá lớn. Kích thước cơ thể của loài tê giác này phù hợp với những vùng rừng thưa trong điều kiện khí hậu ẩm ướt hoặc khô cằn.

Ngoại trừ một số hóa thạch đã được tìm thấy ở Đông Âu, vùng Tiểu Á và Caucasus (khu vực giữa lãnh thổ Gruzia, Azerbaijan, Armenia và một phần ở Nam Nga), tê giác khổng lồ sống chủ yếu ở châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, Mông Cổ, Kazakhstan và Pakistan.

Chi Paraceratherium là loài tê giác khổng lồ phân bố rộng rãi nhất, ngoài khu vực Đông và Trung Á, loài này còn sinh sống ở vùng Đông Âu và Tây Á.

Phát hiện hóa thạch của loài tê giác khổng lồ cao trên 6m, nặng hơn 20 tấn - Ảnh 1.

Hóa thạch một mảnh xương của tê giác khổng lồ Paraceratherium linxiaense. (Ảnh: Giáo sư Tao Deng)

Trong khi đó, chi Paraceratherium bugtiense được ghi nhận đã sinh sống ở vùng Tây Nam của cao nguyên Tây Tạng.

Tê giác Paraceratherium cao khoảng trên 6 m và nặng hơn 20 tấn, khiến chúng lớn hơn cả voi ma mút và là loài động vật có vú trên cạn lớn nhất từng sống trên Trái đất.

Hóa thạch này được tìm thấy vào tháng 5/2015 tại khu vực Linxia thuộc tỉnh Cam Túc, phía Tây Bắc Trung Quốc. Các nhà khoa học tìm thấy một hóa thạch bao gồm hộp sọ, xương hàm, răng và đốt sống nối đầu với cột sống, trong khi hóa thạch khác bao gồm ba đốt sống.

Từ những hóa thạch xương tê giác tiền sử này, các nhà khoa học đã phục dựng cơ thể các loài động vật cổ đại. Và họ đã nhận ra những điểm khác biệt trong bộ xương, qua đó phân loại chúng thành một loài mới. Họ đã đặt tên cho nó là Paraceratherium linxiaense, sự kết hợp giữa tên của nhóm tê giác khổng lồ và tên khu vực nơi hóa thạch được tìm thấy.

Nghiên cứu được công bố vào ngày 17/6/2021 trên tạp chí Communications Biology.

Phát hiện hóa thạch 72 triệu năm của khủng long mỏ vịt có mào dài hơn 1,3 m Phát hiện hóa thạch 72 triệu năm của khủng long mỏ vịt có mào dài hơn 1,3 m Phát hiện hóa thạch ngựa 14.000 năm tuổi khi xây bể bơi ở Las Vegas Phát hiện hóa thạch ngựa 14.000 năm tuổi khi xây bể bơi ở Las Vegas Hóa thạch răng cá mập 'khủng' nặng 1,3 kg và dài 17 cm Hóa thạch răng cá mập "khủng" nặng 1,3 kg và dài 17 cm

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước