Số người mắc chứng sa sút trí tuệ dự kiến tăng 40%, lên 78 triệu người vào năm 2030

Quỳnh Chi (Theo Breaking News)-Thứ hai, ngày 06/09/2021 09:15 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - WHO cho biết, với thực trạng già hóa dân số, số người mắc chứng sa sút trí tuệ dự báo sẽ tăng lên 78 triệu người vào năm 2030 và 139 triệu người vào năm 2050.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 55 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với chứng sa sút trí tuệ, một căn bệnh về rối loạn thần kinh khiến bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ và mất trí nhớ. Bệnh lý này tiêu tốn của thế giới 1,3 nghìn tỷ USD (1 nghìn tỷ Euro) mỗi năm. Tình trạng tiến triển của căn bệnh có thể được gây ra bởi đột quỵ, chấn thương não bộ hoặc bệnh Alzheimer.

Hiện chỉ có một trong 4 nước có chính sách quốc gia để hỗ trợ bệnh nhân sa sút trí tuệ và gia đình của họ.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Chứng mất trí nhớ cướp đi ký ức, sự độc lập và phẩm giá của hàng triệu người, đồng thời cướp đi những gì còn lại của những người mà chúng ta biết và yêu thương".

Ông Ghebreyesus nói: "Thế giới đang thất bại với căn bệnh mất trí nhớ và điều đó làm tổn thương tất cả chúng ta".

Năm 2015, Bộ trưởng Bộ Y tế các nước đã nhất trí về một kế hoạch hành động toàn cầu, bao gồm chẩn đoán sớm và cung cấp dịch vụ chăm sóc, nhưng đang không đạt được sự đồng thuận về các mục tiêu cho đến năm 2025.

Số người mắc chứng sa sút trí tuệ dự kiến tăng 40%, lên 78 triệu người vào năm 2030 - Ảnh 1.

Bệnh sa sút trí tuệ cũng có thể ảnh hưởng đến những người dưới 65 tuổi. (Ảnh: Shutterstock)

Katrin Seeher, một chuyên gia thuộc Bộ phận tâm thần của WHO, cho biết: "Chứng mất trí nhớ thực sự là một mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng toàn cầu chứ không chỉ ở riêng các nước có thu nhập cao. Trên thực tế, hơn 60% người mắc chứng sa sút trí tuệ sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình".

Sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến trí nhớ, định hướng, năng lực học tập, ngôn ngữ, khả năng phán đoán và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.

Bà Seeher lưu ý rằng, chứng sa sút trí tuệ cũng có thể ảnh hưởng đến những người dưới 65 tuổi, được gọi là chứng sa sút trí tuệ trẻ khởi phát, chiếm khoảng 10% tổng số các trường hợp sa sút trí tuệ.

Tuy nhiên, việc phát triển chứng sa sút trí tuệ không phải là không thể tránh được. Chúng ta có thể giảm thiểu một số yếu tố nguy cơ bằng cách kiểm soát huyết áp tăng, tiểu đường, chế độ ăn kiêng, trầm cảm và sử dụng rượu và thuốc lá, WHO cho biết.

Chuyên gia Tarun Dua của WHO cho biết: "Đây là những điều chúng ta có thể làm để tăng cường sức khỏe não bộ, giảm suy giảm nhận thức, nguy cơ sa sút trí tuệ và có thể bắt đầu thực hiện từ khi còn trẻ".

Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh sa sút trí tuệ ở người già Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh sa sút trí tuệ ở người già

VTV.vn - Bệnh sa sút trí tuệ người già hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chỉ có thể điều trị suy giảm trí nhớ ở giai đoạn sớm hoặc làm quá trình tiến triển chậm lại.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước