Bởi lẽ, khi hầu như hoạt động du lịch quốc tế đóng băng thì đầu tư mạnh du lịch nội địa tại mỗi địa phương cũng là giải pháp để vực dậy ngành công nghiệp không khói và những ngành liên quan chiếm đến 11% GDP này.
Nhiều bảo tàng ở tỉnh Tứ Xuyên đã đầu tư các hoạt động trưng bày giới thiệu văn hóa dân gian địa phương, tập tục sinh hoạt của các thế hệ đi trước. Giới trẻ cũng như các em thiếu nhi được hiểu tường tận hơn những giá trị văn hóa cổ truyền, các trò chơi dân gian. Đó cũng là cách để đưa công chúng đến gần hơn với các di sản văn hóa phi vật thể - những thứ dễ mai một trong thời hiện đại.
Anh Phong Khang - Du khách nhận xét: "Những sản phẩm cổ vật trưng bày rất tinh tế. Thật khó tưởng tượng người xưa cách đây 4 đến 5 nghìn năm mà làm được những sản phẩm rất tinh xảo, với kỹ thuật khó như vậy".
Một đoàn du khách tham gia tour hội nghị kết hợp tham quan các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Giang Tô, du khách được tự tay làm những sản phẩm thủ công theo chỉ dẫn của chủ doanh nghiệp. Mọi người thích thú với trải nghiệm này, còn các doanh nghiệp cũng có thêm một kênh để quảng bá sản phẩm, trong hoàn cảnh kinh doanh khá khó khăn vì Trung Quốc vẫn gần như đóng cửa với thế giới nhiều ngành nghề.
Chính việc khai thác tốt tiềm năng du lịch của mỗi địa phương đã giúp cho các doanh nghiệp du lịch cầm cự trong giai đoạn khó khăn của 2 năm đại dịch. Tổng chi tiêu cho đi chơi của người dân năm ngoái tăng khá, khoảng 459 tỷ USD, bằng hơn 1/2 so với lúc chưa bùng phát dịch bệnh.
Các điểm đến nội địa tại chỗ cũng bù đắp phần nào cho các công ty du lịch quốc tế khi lượng khách nước ngoài giảm đột biến. Giờ đây ngay cả những vùng sâu vùng xa cũng đã bắt đầu khởi sắc trong thu hút du khách nhờ được đầu tư mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!