Một nhà nghiên cứu tiến hành các thử nghiệm vaccine Corona/vaccine COVID-19 tại phòng thí nghiệm Moderna ở Cambridge, Massachusetts (Mỹ). Nguồn: Getty Images
Một trong những vấn đề mà hội nghị toàn thể của WHO hướng đến lần này là chương trình phối hợp sản xuất vaccine phòng ngừa COVID-19. Thế giới đang chứng kiến một cuộc chạy đua giữa các quốc gia, các hãng dược phẩm để sản xuất vaccine.
Nhưng nếu thay vì theo đuổi một cuộc chạy đua giữa nước này với nước kia về sản xuất vaccine, các quốc gia và các phòng thí nghiệm hợp tác với nhau, thì thế giới sẽ sớm có được công cụ hữu hiệu để chống lại đại dịch chết người này. Đây cũng là điều được đặt ra tại Hội nghị của WHO.
Hàng tỷ USD đã được các nước rót cho các hoạt động nghiên cứu
Hàng tỷ USD đã được các nước rót cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển vaccine COVID-19, hơn 100 hãng dược phẩm, viện nghiên cứu đã tham gia cuộc chạy đua. Tài trợ cho cuộc chạy đua này là nguồn quỹ của nhiều quốc gia có tiềm lực.
Mới đây Tập đoàn dược phẩm khổng lồ của Pháp Sanofi cho biết, sẽ ưu tiên cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho thị trường Mỹ trước tiên nếu hãng này tìm ra vaccine, bởi Mỹ đã hỗ trợ kinh phí nghiên cứu. Quan điểm này đã dẫn đến phản ứng gay gắt của Chính phủ Pháp.
Hãng dược phẩm Sanofi đặt tổng hành dinh tại Paris và được Pháp tài trợ qua hình thức trợ thuế. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho rằng: "Vaccine COVID-19 sẽ phải là tài sản công cộng toàn cầu, quyền được tiếp cận vaccine của toàn bộ mọi người là điều không thể thương lượng".
Trước phiên họp toàn thể của Tổ chức Y tế thế giới, hàng trăm nguyên thủ và cựu nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã ký vào một bức thư kêu gọi, bất kỳ loại vaccine cũng như phương pháp điều trị bệnh COVID-19 an toàn và hiệu quả đều cần phải được cung cấp miễn phí cho tất cả người dân trên thế giới.
Vaccine COVID-19 phải được phát miễn phí cho tất cả mọi người
Đối phó với đại dịch này, chúng ta không thể đặt vấn đề kinh doanh như thường lệ. Vaccine COVID-19 không nên là sở hữu của riêng ai mà phải được phân phát miễn phí cho tất cả mọi người. Các nỗ lực ngoại giao là không đủ, chúng ta cần cả các đảm bảo về pháp lý đối với vấn đề này.
Thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 tại Mỹ
Cho đến thời điểm này, lãnh đạo thế giới đã cam kết chi 8 tỷ USD hỗ trợ tài chính cho một dự án toàn cầu mang tên "Access to COVID-19 Tools (ACT) Accelerator" để phát triển các loại thuốc điều trị COVID-19 và vaccine.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần của nguồn vốn đầu tư cần thiết để nhanh chóng sáng chế được một loại vaccine điều trị bệnh. Hiện chưa đến 10% "ứng cử viên" vaccine hoặc thuốc tham gia các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã được cấp phép tiến hành thử nghiệm. Song, sản xuất vaccine không thể đơn thương độc mã.
Nếu các nước có thể hợp tác với nhau, quá trình sản xuất vaccine sẽ hiệu quả hơn rất nhiều bởi càng nhiều thử nghiệm được tiến hành, cơ hội thành công càng cao. Ví dụ nếu một nước đầu tư vào hai "ứng cử viên" vaccine bắt đầu đi vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, thì cơ hội thành công chỉ là hơn 30% và có thể thấp hơn nhiều. Trong khi đó, nếu vẫn nước đó đầu tư vào nhiều "ứng viên" vaccine hơn, thì khả năng thành công trong ngắn hạn sẽ tăng tới hơn 80%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!