Super League, "chiếc bánh lợi ích", và những góc khuất sau trái bóng

Chuyển động 24hCập nhật 15:18 ngày 24/04/2021

VTV.vn - Super League cuối cùng vẫn còn là một giải đấu chỉ nằm trên giấy nhưng dư âm mà nó để lại khiến người ta suy ngẫm về câu chuyện mang tên "chiếc bánh lợi ích".

Super League là gì?

Super League là tên một giải đấu mới được 12 câu lạc bộ hàng đầu đến từ Anh, Tây Ban Nha và Italy tuyên bố thành lập. Một sân chơi bom tấn chỉ dành cho những đội bóng vừa giàu, vừa có siêu sao - cạnh tranh trực tiếp với Champions League. UEFA và FIFA dĩ nhiên không thích điều này nên đã làm mọi điều để đe dọa những đội bóng bị gán tội "ly khai", từ kiện tụng cho đến loại khỏi giải quốc nội, loại khỏi giải châu Âu và cấm cả các cầu thủ ở đội tuyển quốc gia. Bởi điều họ sợ nhất là bài hát kinh điển của Champions League với lời tán tụng: "Đây là những đội bóng giỏi nhất, những cầu thủ hàng đầu, những cầu thủ xuất sắc"… sẽ không còn là hiện thực.

Super League, chiếc bánh lợi ích, và những góc khuất sau trái bóng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Ảnh: AsiaOne.

Nếu ai chưa biết nhiều về bóng đá có hỏi vì sao các CLB lớn muốn ly khai thì câu trả lời rất đơn giản, vẫn là… tiền. Ví dụ như giải đấu được coi là hấp dẫn nhất hiện nay Champions League đang thu về khoảng 3,25 tỷ Euro, sau đó 2 tỷ được chia cho 32 CLB tham gia thì Super League kỳ vọng thu về tới 10 tỷ Euro, và riêng giải thưởng cho đội vô địch cũng cao hơn gấp 3 lần so với việc vô địch Champions League.

Động cơ tiền bạc đã kéo theo làn sóng phản đối từ các chính trị gia, các liên đoàn, các đội bóng nhỏ và cổ động viên của họ. Chỉ có khán giả trung lập là tò mò và háo hức dù chính họ quên mất rằng, có thể họ sẽ phải tốn tiền hơn để xem bóng đá.

Vấn đề là từ bao giờ việc nghĩ ra cách kiếm tiền đúng luật lại bị coi là xấu xa đến vậy cơ chứ? Trong khi chính các CLB lớn mới là người đang lỗ vì COVID-19 và họ cũng chưa hề nói rằng sẽ từ bỏ bất kỳ liên đoàn hay giải đấu vốn có nào. Thậm chí còn hứa sẽ chia nhiều tiền hơn để giúp các đội bóng nhỏ nếu họ kiếm được tiền.

Đại diện Super League nói về giải đấu

"Ra đời vì các đội lớn nghèo rồi, thiệt hại lên đến 5 tỷ Euro tổng công. Cơ chế hiện nay giúp 14 đội ngoài big six tồn tại trong khi 6 đội hàng đầu lỗ nặng nề. Giải đấu sẽ tăng số tiền lên mức và lãi này sẽ được chia cho các đội kia còn nhiều hơn mức hiện nay. Real không bỏ giải vô địch quốc gia, thậm chí không bỏ cả Champions League. Ông Ceferin gọi bọn tôi là rắn là xúc phạm…Nếu không làm thế này thì đến năm 2024 chúng tôi cũng toi rồi" - ông Florentino Perez, Chủ tịch CLB Real Madrid nói.

ong

Sự hình thành Champions League

Dễ hiểu khi thực ra ai cũng chăm chăm cho miếng bánh của mình, các CLB nhỏ hay Liên đoàn cũng vậy mà thôi. Nhưng hãy nhìn lại quá khứ để thấy rằng chuyện phân phối lại lợi ích là điều chẳng hiếm. Thậm chí còn được ca tụng là đổi mới, nếu người đề xuất vốn là kẻ áp đặt luật chơi.

Giống như chính UEFA cũng chả lạ việc gom các đội bóng lớn rồi gạt đội nhỏ ra. Như trước năm 1997, Cúp C1 châu Âu gồm các đội vô địch quốc gia, mỗi nước một đội. Nhưng rồi UEFA nhận ra rằng, nhiều đội trong đó chẳng có tiếng tăm gì, trong khi một loạt ông lớn về nhì hay về ba lại phải ngồi ngoài. Thế là Champions League ra đời thay thế C1, đẩy các đội bóng vô địch ở những nước nhỏ bé ra khỏi cuộc chơi hoặc phải thi đấu thêm vòng sơ loại. Dĩ nhiên lý do với người hâm mộ khi đó cũng là: nâng cao chất lượng giải đấu. Không khác mấy so với Super League hiện giờ.

Super League có thể sẽ chết yểu nhưng chí ít nó kịp cho chúng ta thấy những mặt khuất phía sau trái bóng.

"Bánh vẽ"

Việc chia sẻ lợi ích đôi khi còn lắm trục trặc hơn cả việc cùng nhau kiếm lời. Một câu chuyện khác không phải ở mảng thể thao cũng cho thấy điều này khi một địa phương thu lợi từ việc cấp phép khai thác khoáng sản. Còn người dân lẽ ra được hưởng những chi phí bù đắp về tổn hại môi trường nhưng miếng bánh mà họ thấy mới chỉ là… "bánh vẽ".

Khai thác khoáng sản - Khi quyền lợi người dân bị bỏ quên

Xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng hiện có 25 doanh nghiệp khai thác đá vôi đang hoạt động. Dù hàng năm, các doanh nghiệp này đều nộp phí bảo vệ môi trường cho ngân sách địa phương; nhưng theo lãnh đạo UBND xã Thanh Sơn, phía xã không được hưởng một đồng nào.

Ngày thứ 3 liên tiếp nhóm phóng viên đến UBND huyện Kim Bảng liên hệ làm việc, để minh bạch thông tin về việc phân bổ ngân sách cũng như lợi ích của người dân và cấp xã được hưởng từ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Tuy nhiên, đây cũng là lần thứ ba nhóm phóng viên chưa nhận được câu trả lời vì chưa thể làm việc được với lãnh đạo địa phương này.

Trong khi chưa rõ số tiền thu phí bảo vệ môi trường được sử dụng vào mục đích gì thì hàng ngày người dân vẫn phải thay nhau ra quét dọn bụi trên đường.

bui 2


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Tổng hợp: Vòng chung kết EURO 2016
1 1 1