Thể thao Việt Nam và bài toán Sức hút khán giả

Thể thao 24/7Cập nhật 06:45 ngày 10/03/2014

Theo bạn điều gì sẽ đưa khán giả đến sân xem thể thao? - Một cuộc so tài đỉnh cao, một trận đấu đầy tính màu cờ sắc áo của đội tuyển quốc gia?... Không thể biết chắc được, và chỉ riêng chuyện về khán đài thôi cũng khiến phóng viên VTV đặt rất nhiều những câu hỏi "tại sao" từ các sự kiện diễn ra từ đầu năm đến giờ.

Tại sao một đội bóng đá hay chơi đẹp và giàu thành tích, nhưng sân bóng của họ không bao giờ quá được 1 vạn dù người ta đã tìm nhiều cách để lôi kéo khán giả đến sân? - Ở một khía cạnh nào đó, khán giả có lẽ không đến sân vì ngại bỏ ra vài chục ngàn đồng mua vé, họ không đi xem bởi họ không cảm nhận được sự tôn trọng từ chính những người mà họ đến sân để cổ vũ.

Khán giả cổ vũ ngày một ít đi - Không phải bởi họ tiếc tiền vé vào sân mà dường như họ đang cảm thấy mình không nhận được sự tôn trọng từ những người mà họ đến sân để cổ vũ (Ảnh minh hoạ)

Cách Thủ đô 160 km, Thanh hóa là một thành phố nhỏ hơn Hà Nội nhiều, đội bóng của họ cũng nhỏ hơn, nhưng tại sao người ta phải giành giật nhau từng tấm vé để được vào sân? - Sự khác nhau ở đây có lẽ cũng chỉ vì sự tôn trọng.

Đội tuyển U19 Việt Nam chắc chắn là cái tên ăn khách nhất vào thời điểm này, quý vị vẫn còn nhớ cơn sốt vé mà họ đã tạo ra trên sân thống nhất ngày đầu năm mới.

Nhưng tại sao chỉ hai ngày sau khi U19 Việt Nam thua Nhật Bản 0-7, rất nhiều người đã bỏ về khi trận đấu vấn còn chưa kết thúc và các cầu thủ trẻ vẫn còn chưa buông xuôi. Đó là những người hoặc là kỳ vọng quá lớn, hoặc nghĩ rằng về sớm tránh kẹt xe tốt hơn là xem một bàn thắng danh dự.

Ở thời buổi các giải đấu phải tìm đến khán giả, thì giải vô địch quần vợt nữ quốc gia các nhóm tuổi lại trốn khán giả trong một ngóc ngách của khu liên hợp thể thao Phú Thọ, Thành phố HCM, kết quả là các vận động viên thi đấu với nhau trong sự cổ vũ của người nhà.

Cùng lúc đó trong giải vô địch vật của một làng nhỏ ven đô ở Hà Nội đó có lẽ là nơi duy nhất người ta vẫn còn được thấy những khán giả tuổi 80 chen chúc ngồi xem thi đấu thể thao.

Đó là những ấn tượng của VTV về khán giả qua một vài sự kiện thể thao từ đầu năm đến giờ. Có rất nhiều câu hỏi đặt và về tâm lý của khán giả và có lẽ ở đây cần nhìn nhận mỗi một sự kiện thể thao như một thương vụ kinh doanh mà ở đó, khán giả là khách hàng. Khi ấy vấn đề tâm lý của khách hàng cần được coi trọng trọng và “người kinh doanh” – tức các nhà tổ chức, cần phải biết được điều đó nếu muốn khán đài của mình kín chỗ.

Tổng hợp: Vòng chung kết EURO 2016
1 1 1