Theo Mastercard, việc sở hữu hạn mức giao dịch phù hợp cho phép người dân lưu trữ nhiều mặt hàng thiết yếu hơn sau mỗi lần đi tới những nơi công cộng mà không phải chạm vào các bề mặt có khả năng lây nhiễm cao, không cần nhập mã PIN, cầm tiền mặt, hay sử dụng bút để thanh toán. Bên cạnh đó, các giao dịch giờ đây đã không còn yêu cầu chữ ký của chủ thẻ, giúp hạn chế các điểm tiếp xúc đồng thời gia tăng tốc độ thanh toán. Đây là thay đổi mới rất quan trọng với các doanh nghiệp, cửa hàng và người tiêu dùng.
Người dùng chỉ cần tìm biểu tượng không tiếp xúc ở mặt trước hoặc mặt sau của thẻ để biết họ có thể thực hiện thanh toán không tiếp xúc hay không. Đối với các thiết bị di động, mọi điều chỉnh về hạn mức đều không ảnh hưởng đến giao dịch hoặc các vấn đề bảo mật vì người dùng sẽ vẫn được yêu cầu cung cấp dấu vân tay, nhận diện khuôn mặt hay mã PIN đã lưu từ trước trong thiết bị, đồng thời các điểm tiếp xúc cũng được giới hạn trong thiết bị của chủ thẻ.
"Các giao dịch trực tiếp vẫn cần phải xảy ra, ngay cả trong những thời điểm như hiện nay. Việc tạo ra phương thức thanh toán không tiếp xúc và nhanh chóng chính là cách giúp mọi người trở nên có trách nhiệm hơn với xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và bảo vệ cộng đồng trong lúc này", ông Sandeep Malhotra, Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách Sản phẩm và Đổi mới của Mastercard khu vực châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ.
Tính đến tháng 2 năm 2020, giao dịch thanh toán không tiếp xúc đã chiếm khoảng 50% tổng số giao dịch qua thẻ của Mastercard trên toàn cầu trừ Hoa Kỳ.
Châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của thanh toán không tiếp xúc, tuy nhiên việc áp dụng diễn ra khác nhau ở các quốc gia trong khu vực. Thanh toán không tiếp xúc đang được sử dụng rộng rãi ở Úc, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand và Malaysia; tăng trưởng nhanh ở Ấn Độ; tăng trưởng ổn định từ mức thấp tại Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Việt Nam. Hạn mức giao dịch cũng được điều chỉnh khác nhau trong khu vực dựa trên những yếu tố phù hợp với môi trường trong nước và lợi ích của chủ thẻ.
Một số thị trường như Singapore, Malaysia, Hong Kong (Trung Quốc) và Nhật Bản đã có hạn mức cao. Úc và New Zealand đã tăng hạn mức từ ngày 9/4 và Philippines sẽ tăng vào ngày 17/7 tới đây.
Tại châu Âu, Mastercard tiếp tục khuyến nghị người tiêu dùng, doanh nghiệp và các đối tác, sau khi 29 quốc gia gần đây vừa tăng hạn mức thanh toán không tiếp xúc ngắn và dài hạn. Tại Canada, Mastercard cũng vừa áp dụng hạn mức cao hơn từ đầu tháng 4 vừa qua.