Đặt giàn khoan trái phép là hành động được tính toán trước, nằm trong chiến lược dài hạn của TQ

VTV ONLINE-Thứ bảy, ngày 10/05/2014 13:11 GMT+7

Thiếu tướng Lê Văn Cương và luật sư Lê Thanh Sơn tại Sự kiện & Bình luận sáng 10/5.

Theo PGS, Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an - hành động đặt giàn khoan thăm dò dầu khí của Trung Quốc vào vùng biển của Việt Nam là "một hành động được tính toán từ trước, nằm trong một chiến lược dài hạn". Ông đã phát biểu điều này trong cuộc toạ đàm tại Sự kiện & Bình luận sáng nay (10/5).

Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan thăm dò dầu khí và rất nhiều tàu hộ tống để hạ đặt trái phép vào vùng biển của Việt Nam, gây hấn với các tàu dân sự làm nhiệm vụ trên biển của Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý trong nước, tại khu vực và trên thế giới trong những ngày qua. Việc làm này được nhiều nước cho là rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trên Biển Đông - khu vực giao thông nhộn nhịp của thế giới, đồng thời khiến cho những nố lực của Việt Nam nói riêng cũng như các nước Asean nói chung trong việc tháo gỡ các vấn đề nhạy cảm trên Biển Đông ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp.

Từ sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào khu vực biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, chương trình Sự kiện & Bình luận sáng nay (10/5) đã tập trung phân tích những vấn đề cốt lõi nhất, kỹ lưỡng hơn về cơ sở pháp lý vững chắc việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Qua đó phản bác lại những luận điểm vô lý của Trung Quốc rằng khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan là thuộc chủ quyền của họ và đó là hoạt động hoàn toàn hợp lệ. Cùng tham gia cuộc toạ đàm tại Sự kiện & Bình luận có PGS, Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an - và Luật sư Lê Thanh Sơn, Văn phòng luật AIC.

Nói về phản ứng của cộng đồng quốc tế trong những ngày qua về hành động ngang ngược của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng biển của Việt Nam, PGS-Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết: "Sự phản đối của cộng đồng quốc tế trước hành động của Trung Quốc xuất phát từ hai lẽ, thứ nhất là hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, trái với đạo lý, trái với luật pháp quốc tế".

"Thế giới không đồng tình vì những người lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên nói rằng Trung Quốc cam kết thực hiện tốt, đầy đủ nhất luật pháp quốc tế, rằng Trung Quốc không can thiệp vào nội bộ của ai cả, Trung Quôc không xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ai cả. Điều này đã được chính Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố chung với đồng chí Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí Thư và năm 2011... Về mặt đạo lý, họ đã làm ngược lại với những gì họ đã cam kết, đã tuyên bố và chính vì thế gây xúc động với cộng đồng quốc tế".

Trước câu hỏi vệc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam là hành động đơn lẻ, bột phát, chỉ đơn thuần mang tính chất kinh tế hay đã nằm trong chủ chương đã được toan tính từ lâu, ông Lê Văn Cương cho biết: "Tổng công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc là một đơn vị kinh tế nhà nước, trăm phần trăm vốn nhà nước nên mọi hành động của đơn vị này đều phải xuất phát từ các cấp, Ban của nhà nước".

Cũng theo ông Cương thì "đây là một hành động được tính toán từ trước nằm trong một chiến lược dài hạn để từng bước hiện thực hoá chủ quyền phi lý của Trung Quốc với các vùng biển tại Biển Đông".

Trong khi đó, luật sư Lê Thanh Sơn thuộc Văn phòng luật AIC thì cho rằng: "Trung Quốc đang muốn liên kết các đảo họ đang có hiện nay để xác định chủ quyền của toàn bộ các đảo đó, thậm chí có một số không phải đảo, chỉ là bãi đá ngầm... Tất cả những điều họ đang làm không phù hợp với quyền và quy định về công ước luật biển năm 1982. Họ cố tình hiểu sai luật biển và họ suy diễn theo hướng có lợi cho họ... Họ đang cố gắng hợp thức hoá và sự hợp thức hoá này sẽ không chỉ ảnh hưởng riêng tới Việt Nam mà tất cả các nước trong khu vực".

"Trung Quốc đang cố gắng biến những cái không thể thành có thể" - Luật sư Lê Thanh Sơn khẳng định - "Trung Quốc đang ỷ vào quyền của kẻ mạnh nhưng không phải vì thế họ có thể chà đạp lên luật pháp quốc tế, chà đạp lên chính tất cả những gì họ đã ký, của các thành viên của công ước 1982 đã ký...".

Mời quý vị và các bạn theo dõi toàn bộ chương trình qua video sau


Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước