Hà Nội có cơ chế mới trong giải phóng mặt bằng

Trần Hiền -Thứ tư, ngày 30/01/2013 10:46 GMT+7

Ảnh: Báo Thanh tra

Hà Nội vừa ban hành Quyết định 02 về giá đền bù cho các tổ chức, cá nhân có đất thu hồi xây dựng các dự án công cộng. Theo đó, việc đền bù sẽ không áp trực tiếp theo khung giá ban hành hàng năm của UBND Thành phố, mà thông qua đơn vị tư vấn định giá độc lập, nhằm đưa giá đền bù sát với giá thị trường.

Tuy nhiên, người dân khi đã được đền bù theo giá thị trường thì cũng sẽ phải mua nhà đất tái định cư theo giá thị trường.

Theo chủ đầu tư dự án xây đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, người dân đã được đền bù 10 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường lúc đó khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, người dân chỉ phải mua nhà tái định cư với giá 5,4 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường là 20 triệu đồng. Tức là, đầu đến trừ đầu đi, người dân vẫn được ngân sách bù là 4,6 triệu/m2, nhưng việc giải phóng mặt bằng vẫn bị chậm.

Ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc doanh nghiệp dự án BT đường Hà Nội – Hưng Yên cho biết: “Đáng lẽ theo đúng tiến độ, chúng tôi có thể giải phóng mặt bằng trong năm 2011, nhưng vì giá đền bù quá thấp so với thị trường nên chưa thực hiện được”.

Mặc dù ngân sách đã bù giá nhà tái định cư, nhưng việc giải phóng mặt bằng nhiều nơi ở Hà Nội vẫn dậm chân tại chỗ vì người dân cho rằng, giá đền bù quá thấp so với giá thị trường. Để đảm bảo tiến độ, tại một số dự án, thành phố đã phải tăng giá đền bù lên cao hơn so với khung giá quy định, trong khi giá bán nhà tái định cư vẫn được trợ cấp. Nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì mức đầu tư cho các công trình sẽ vượt cao so với mức dự toán. Vì thế, Hà Nội đã ban hành Quyết định 02 theo hướng đền bù theo sát giá thị trường, đồng thời không trợ giá cho đầu tái định cư.

Ông Bùi Văn Thông, Phó Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Hà Nội cho biết: “Hiện nay UBND thành phố đang giao cho Sở Tài chính là cơ quan sẽ giúp UBND hướng dẫn quy trình, trình tự thủ tục để thuê các đơn vị tư vấn xác định lại giá đất làm cơ ở bồi thường. Do vậy, nếu dự án nào đã thực hiện theo các quy định trước thì tiếp tục thực hiện, còn các dự án mới sẽ được áp dụng theo đúng quyết định 02”.

Trong thời gian qua, có đến 99% các dự án xây dựng trên cả nước bị chậm tiến độ mà nguyên nhân chính là do khâu giải phóng mặt bằng. Giờ thì Hà Nội đã có cơ chế mới, năm 2013 này, Hà Nội sẽ có đột phá.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước