Hà Nội ngày 30 Tết

Nguyễn Ngân-Thứ năm, ngày 30/01/2014 19:32 GMT+7

Tận hưởng giây phút yên tĩnh chiều 30 Tết. (Ảnh: Tienphong)

6 giờ sáng. Mọi con phố Hà Nội cũng thức dậy sớm hơn. Ai cũng tất bật, ngược xuôi, cố gắng dọn dẹp những ngổn ngang còn lại.

Những con phố Hà Nội đã vắng hơn trong chiều hôm nay (30 Tết). Ngày cuối cùng của năm, mỗi gia đình đều đang quây quần bên nhau, bên mâm cơm đoàn viên và cùng chờ đợi khoảnh khắc chuyển giao năm cũ và năm mới đang đến rất gần.

6 giờ sáng. Mọi con phố Hà Nội cũng thức dậy sớm hơn. Ai cũng tất bật, ngược xuôi, cố gắng dọn dẹp những ngổn ngang còn lại.

Con phố nhỏ với mấy chục gia đình, đã gắn bó ở đây nhiều đời. Nồi bánh chưng muộn nhất của cả ngõ, 3 gia đình chung nhau. 2 năm trở lại đây, người Hà Nội bắt đầu gói bánh chưng trở lại. Để con trẻ biết thế nào là Tết.

Bà Đinh Thị Bích Liên, Phố Cổng Đục, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: “Có không khí ấm cúng của gia đình, con cháu thì về, thắp hương ông bà, tổ tiên. Đi đâu xa cũng nhớ về ngày 30 được quay quần, sum họp bên nhau, nên cảm giác ấy rất lâng lâng”.

Tết với gia đình ông Dũng bắt đầu từ tiếng chuông. Mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Những món ăn đơn giản nhất, để gia đình nào dù giàu nghèo cũng có thể chuẩn bị. Hôm nay, con cháu về đủ cả. Người trưởng họ báo cáo tình hình làm ăn, học hành của cả đại gia đình.

Cả năm tất bật, ông vẫn giữ cho mình thói quen mà ông nói, là cái thú của người Hà Nội vào chiều 30. Phiên chợ duy nhất trong năm, còn hôm nay là buổi chợ cuối cùng. Người bán nói thách vài nghìn, người mua mặc cả, chẳng đáng bao nhiêu nhưng ai cũng vui, để đưa về nhà những cành hoa đẹp nhất. Còn ông, chỉ là đi chơi chợ, may mắn có thể mua được thứ gì đó. Người bán hàng lần đầu biết, những bình hoa thủy tiên đẹp phải có số củ lẻ và làm sao căn được hoa nở từ 11 – 1 giờ đêm nay.

Ông Phạm Huy Dũng, Phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nói: “1,2,3,4,5, 5 là Ngũ Phúc cũng tốt. 7 là thất hiền, là học hành, là 7 học trò của Khổng Tử. Phúc Lộc Thọ Khang An. Khả năng nụ này đêm nay nở. Nếu nó nở vào đúng giao thừa thì tôi là người may mắn”.

Người Hà Nội vẫn vậy, chơi Tết chứ không hẳn ăn Tết. Đón Tết trong sự thâm trầm của đất trời ngày cuối năm. Trong sự vắng vẻ, chậm rãi dần của phố phường. Mọi dòng xe chiều 30 đều đang đưa mỗi người quay trở về ngôi nhà của mình.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia chia sẻ: “Người Việt Nam cũng vẫn phải gắn với ngôi nhà của mình. Hôm nay, chúng ta đang đứng trước một nơi mà trước kia Nguyễn Đình Thi gọi là “nơi lắng hồn núi sông”. Cái thiêng của Hà Nội chính là đây. Chắc chắn chỉ mấy tiếng nữa, giao thừa, nơi này sẽ là nơi đặc biệt thiêng liêng với người Hà Nội. Làm sao giữ được cho phong tục ngày Tết và Hà Nội hôm nay”.

Đất trời khoe sắc và chắc hẳn vào lúc này đây, lòng người cũng đang khoe sắc. Dù ai đi đâu về đâu, nhưng nếu vẫn đang ở xa, thì đều có mong muốn trở về đoàn tụ bên gia đình, bên mâm cơm chiều cuối năm. Tết Việt của mấy mươi năm trước hay của ngày hôm nay, dù nhiều thứ thay đổi nhưng có những thứ không đổi thay. Cành đành, cành mai, cặp bánh chưng, bánh tét vẫn là tín hiệu báo Tết sum họp, Tết đoàn viên đã về với mọi nhà.

Mời quý vị và các bạn theo dõi phóng sự đặc biệt trên qua video dưới đây

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước