Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ: Tri ân những thế hệ đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 28/07/2019 09:05 GMT+7

VTV.vn - Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7) đối với mỗi người Việt Nam luôn đặc biệt với nhiều cung bậc xúc cảm, tràn đầy tự hào và ngưỡng mộ sự hy sinh của những thế hệ đi trước.

Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ, báo chí đã có những bài viết xúc động, bày tỏ sự tri ân đối với những người con đất Việt đã hòa máu thịt của mình vào đất để có được một Tổ quốc Việt Nam như ngày hôm nay.

Trong bài "Gặp mặt tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019", tờ Nhân dân đã viết về cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với 500 đồng chí thương binh nặng tiêu biểu, đại diện hơn 12.000 thương binh nặng nói riêng và hơn 9,2 triệu người có công trong cả nước. 

Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ: Tri ân những thế hệ đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc - Ảnh 1.

Đây được xem là một trong những cuộc gặp mặt đặc biệt nhất từ trước đến nay bởi hội tụ đông đảo những con người anh hùng mà giản dị, tột cùng của đau đớn mất mát thân thể mà cũng tột đỉnh lạc quan tinh thần trong một cuộc chiến đấu gian khổ để vượt lên khó khăn của thời bình như thế.

Nhiều tấm gương trong cuộc gặp mặt này đã truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp theo hiểu thêm một thời vẻ vang và oanh liệt, mỗi người đều sống với tận cùng cho lý tưởng của mình. Đó là câu chuyện của thương binh Lê Hữu Trạc cùng đồng đội sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ đảo Cồn Cỏ, "con mắt" của Vĩnh Linh - tiền đồn của miền bắc xã hội chủ nghĩa, là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam. Hay như câu chuyện của người phụ nữ nhỏ nhắn Trương Hồng Dân tham gia cách mạng khi mới 11 tuổi và khi bị thương nặng đã sẵn sàng chết để dành thuốc men cho các đồng đội khác.

Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ: Tri ân những thế hệ đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc - Ảnh 2.

Trong bài viết "Công tác đền ơn đáp nghĩa là bổn phận của tất cả mọi người", tờ Lao động chú ý tới 2 mục tiêu cụ thể đã được Thủ tướng đặt ra, đó là phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công có mức sống cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách thương binh, liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ bị thương, hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ trong thời kỳ mới, phấn đấu đến năm 2020, giải quyết cơ bản hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, hiện hơn 98,5% số gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư nơi cư trú, số phần trăm còn lại sẽ được lấp đầy bằng những giải pháp mà Đảng, Chính phủ trong thời gian tới. 

Thế nhưng, việc xác định người có công, một công việc rất phức tạp, khó khăn, cần được các Bộ, ngành địa phương vào cuộc đồng bộ và nhanh chóng hơn nữa để tránh những trường hợp như một cá nhân mới được công nhận là liệt sỹ gần 80 năm sau khi hy sinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước