Sức ép từ dân số đứng thứ 13 trên thế giới
Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, hiện nay dân số của nước ta đã vượt mốc 90 triệu người, đưa Việt Nam
trở thành quốc gia có dân số đứng 13 trên thế giới và thứ 3 Đông Nam Á. Đáng
chú ý trong 5 năm qua (2011 – 2015), dân số Việt Nam đã tăng thêm khoảng 4,5
triệu người . Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng đã kéo theo những nhu cầu
ngày càng tăng về sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, giao thông... Tất cả vô hình
chung làm gia tăng sức ép với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Bên cạnh sự gia tăng
dân số, quá trình đô thị hóa cũng đang tạo áp lực rất lớn cho môi trường Việt
Nam khi tính đến tháng 12/2015, cả nước có đến 787 đô thị với số dân thành thị
lên tới 31 triệu người.
Thực trạng đô thị hóa
thời gian qua, bên cạnh những điểm tích cực cũng bọc lộ nhiều bất cập như chất
lượng đô thị chưa tương xứng với loại đô thị, kết nối hạ tầng giữa các khu đô
thị chưa được quan tâm đầy đủ, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội triển
khai chậm, thiếu đồng bộ…
Đô thị hóa nhanh chóng là một trong những sức ép cho môi trường
Cùng với đó, trong 5
năm gần đây cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng chóng mặt từ các khu công nghiệp với
tổng số 283 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động tính đến hết năm 2015.
Sự phát triển của các
khu công nghệ đã tạo ra sức ép lớn cho môi trường khi phải đối mặt với một lượng
nước thải lớn từ các nhà máy, công trình. Theo thống kê, các hệ thống xử lý nước
thải tập trung chỉ xử lý được 60% lương nước thải phát sinh. Lượng nước thải
còn lại, một phần do các cơ sở tự xử lý, một phần
không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường.
Không
chỉ ảnh hưởng sự phát triển bền vững của nền kinh tế, các vấn đề về môi trường còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Sự cần thiết phải có báo cáo hiện
trường môi trường quốc gia
Hôm
nay, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo hiện trường môi
trường quốc gia 2011 – 2015.
Báo
cáo được thực hiện 5 năm/lần dựa trên các báo cáo chuyên đề hàng năm, nhằm đánh
giá tổng quan môi trường của Việt Nam, từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội,
nguyên nhân, các nguồn tác động chính lên môi trường, diễn biến chất lượng môi
trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học.
Ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Cục Môi trường phát biểu tại buổi lễ công bố bản báo cáo
Đại
diện Bộ Tài nguyên môi trường cho biết, báo cáo đã phân tích những tác động của
ô nhiễm môi trường và những đáp ứng của công tác quản lý từ đó, đề xuất những định
hướng, giải pháp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.
Theo báo cáo, vẫn còn nhiều nơi, chất lượng môi trường đang tiếp tục suy giảm. Tại các điểm,
nút giao thông, các công trường, khu vực xây dựng, ô nhiễm không khí có dấu hiệu
gia tăng, nhất là trong các đô thị lớn.
Ô
nhiễm và suy thoái chất lượng nước tiếp tục xảy ra ở trung và hạ lưu đặc biệt
là các đoạn chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Ô nhiễm
còn có xu hướng ở rộng phạm vi lên một số khu vực thượng nguồn, vùng nông thôn.
Hiện
tượng xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu, cửa sông diễn ra phổ biến trong những năm gầy
đây tai vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. Chất lượng nước
biển ven bờ bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực do ảnh hưởng của các hoạt đông
kinh tế ven biển. Đặc biệt, sự cố môi trường biển ở một số tỉnh miền Trung
tháng 4 vừa qua, diễn ra trên diện rộng, gây hậu quả lớn về kinh tế xã hội, môi
trường nước trước mắt và lâu dài.
Ngoài
ra biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường và các vấn đề môi trường xuyên
biên giới có xu hướng gia tăng, ngày càng phức tạp đặt ra yêu cầu ngày càng cao
với công tác bảo vệ môi trường.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!