Những ngày qua, hàng trăm tiểu thương tại chợ Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk vẫn chưa hết lao đao khi nghe tin chủ hụi Phan Thị Thanh Trúc, tên thường gọi là Son, ôm số tiền lớn bỏ đi khỏi địa phương. Vụ việc đã khiến không ít tiểu thương đứng trước nguy cơ nợ nần.
Không thế chấp tài sản, không hợp đồng góp vốn, bất kỳ ai cũng có thể chơi hụi, chỉ cần có lòng tin với chủ hụi. Những lần chơi hụi trước, tiểu thương ở đây thấy bà Trúc trả tiền đúng hẹn nên rủ nhau chơi ngày càng đông. Việc chơi họ này có nhiều mức tiền khác nhau, người ít góp vài chục triệu, người nhiều đóng vài trăm triệu.
Dây hụi của bà Trúc đã không còn nhưng theo các tiểu thương, tại đây vẫn còn nhiều dây hụi khác. Dù rủi ro từ việc chơi hụi đã được các ngành chức năng cảnh báo và cũng đã có nhiều vụ vỡ hụi, giật hụi xảy ra nhưng người dân vẫn mù quáng gom góp tiền để đóng hụi.
Chơi họ, còn gọi là hụi, là một hình thức góp vốn khá phổ biến. Trong một khoảng thời gian nhất định, một nhóm người cùng góp một số tiền và lần lượt từng người lấy số tiền đó để sử dụng cho đến khi các thành viên tham gia chơi đều được hưởng số tiền đã đóng góp. Tuy nhiên, không dừng lại là hình thức góp vốn để các thành viên san sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, việc chơi họ đã biến tướng, khiến nhiều người bị thất thoát tài sản.
Chơi hụi, họ, phường - Nhiều người dân trắng tay VTV.vn - Nhiều người dân đã trở nên trắng tay, mất tiền oan khi tham gia chơi hụi, họ, phường. | Chơi hụi lãi cao: Người mất tiền, kẻ đổ nợ VTV.vn - Nhiều miền quê vốn dĩ quanh năm yên bình, nhưng gần đây hàng trăm người dân nghèo đã phải bật khóc, trắng tay vì chủ hụi bất ngờ tuyên bố vỡ hụi và biến mất khỏi làng. | Vì sao người dân nông thôn thích chơi hụi? VTV.vn - Lâu nay, việc chơi hụi vẫn được chuộng ở khu vực nông thôn dù công khai hay giấu diếm vì mức lợi nhuận hấp dẫn, không tài sản thế chấp, không thủ tục, giấy tờ phiền hà. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!