Đây là một trung tâm nghiên cứu với 55 Giáo sư, Tiến sỹ
người Việt Nam ở các trường Đại học hàng đầu trên thế giới và trong nước. Chủ
đề của cuộc thảo luận tối 13/12 là Việt Nam trong mạng sản xuất và giá trị toàn
cầu.
Tại Hội Nghị bàn tròn lần đầu tiên giữa Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc với nhóm sáng kiến Việt Nam, Giáo sư Hausmann thuộc Đại học Havard
đánh giá, giai đoạn 30 năm vừa qua là giai đoạn tăng trưởng cao nhất của Việt
Nam giống như Indonesia, Thái Lan và Malaysia từ năm 1967-1997. Tỷ lệ tăng
trưởng và đa dạng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng cao nhất trên thế giới, nhưng
bây giờ làm sao để chuyển xuất khẩu từ
gạo sang những sản phẩm tinh vi hơn. Để làm được việc này, Việt Nam cần sản
xuất ra những hàng hóa chưa ai từng sản xuất trong nước.
Theo đó, Chính phủ cần
giúp các tỉnh xác định được thế mạnh địa phương mình là gì. Bởi trong các năm
đổi mới dân số ở nông thôn tăng 20% nhưng họ lại chỉ tham gia sản xuất nông
nghiệp, nên tại sao có tỉnh phát triển có tỉnh lại không. Giáo sư Hausmann
khẳng định Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển nhanh hơn với độ phức tạp về
kinh tế lớn hơn, chứ không phải Việt Nam đã hết sư địa phát triển. Vì thực tế
cho thấy, Việt Nam có độ phức tạp về kinh tế thuộc loại lớn trên thế giới nhưng
thu nhập đầu người lại thấp. Giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại học Waseda, Nhật Bản
cho rằng ngoài việc thút hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì Chính phủ nên
khuyến khích phát triển khu vực tư nhân trong nước.
Tại Hội nghị bàn tròn, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí cho rằng, trong thế giới phẳng ngày nay việc
thu hút các nguồn lực bên ngoài là điều không khó. Tuy nhiên, các nguồn lực bên
ngoài đều sẽ không còn giá trị, thậm chí không thể sử dụng hay còn tạo các hiệu
ứng phụ khác, nguy hại cho nền kinh tế, nếu không được nội lực bên trong phối hợp
và phát huy đúng mức.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!