Uy tín cao trong nhân dân - Tiêu chuẩn quan trọng của cán bộ lãnh đạo

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 08/02/2020 21:06 GMT+7

VTV.vn - Quy định 214 về Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý làm rõ hơn tiêu chuẩn uy tín cao trong nhân dân.

Quy định 214 về Khung tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã được ban hành. Theo Quy định 214 của Bộ Chính trị, cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có 5 tiêu chuẩn chung cho tất cả các chức danh và với từng chức danh cụ thể lại có các tiêu chuẩn riêng. So với Quy định 90 trước đây, nhiều tiêu chuẩn và tiêu chí được đặt cao hơn, rõ hơn. Trong 5 tiêu chuẩn chung của các chức danh cán bộ diện Trung ương quản lý, thì Quy định 214 làm rõ hơn tiêu chuẩn "uy tín cao trong nhân dân".

Quy định 214 của Bộ Chính trị được dư luận hoan nghênh và đánh giá cao bởi nhiều nội dung đã được điều chỉnh theo hướng bám sát thực tiễn và phù hợp hơn với yêu cầu mà thực tế và cuộc sống đang đặt ra. Đơn cử như quy định: Cán bộ được điều động, luân chuyển từ nơi khác đến, không nhất thiết phải đảm bảo tiêu chuẩn "đã kinh qua chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp".

Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng đang đến rất gần. Thực hiện các nội dung trong Quy định 214 của Bộ Chính trị là cơ sở quan trọng để thực hiện các khâu trong công tác nhân sự được chính xác và khách quan hơn.

Nêu gương - Tiêu chí để sàng lọc cán bộ Nêu gương - Tiêu chí để sàng lọc cán bộ

VTV.vn - Các quy định về trách nhiệm nêu gương sẽ là cơ sở, là một bộ lọc để các cấp ủy căn cứ vào đó để lựa chọn nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng sắp tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước