Làm thế nào để thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ về bảo hộ giống cây trồng?

Ban Khoa giáo-Thứ ba, ngày 29/01/2019 19:42 GMT+7

VTV.vn - Việc đầu tư vào chọn, tạo các giống cây trồng mới giúp mang lại lợi ích và các giá trị cho xã hội, do đó, vấn đề bảo hộ giống cây trồng ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Hiện nay, khâu giống cây trồng vẫn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường hiện nay có rất nhiều giống nhưng số lượng giống được nghiên cứu và sản xuất trong nước còn khá khiêm tốn. Chính vì vậy, việc lai tạo và bảo hộ những giống cây trồng mới sẽ giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng đã xuất hiện ở một số quốc gia trên thế giới từ gần 100 năm trước. Tuy nhiên, hệ thống bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam chỉ mới được hình thành từ đầu những năm 2000. Năm 2004, Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đã nhận được những đơn đầu tiên với con số rất khiêm tốn, chỉ từ 7 - 9 đơn/năm trong 3 năm đầu. Những năm gần đây, số đơn đăng ký đã tăng mạnh, đạt 266 đơn trong năm 2017 và 242 đơn trong năm 2018.

Để hỗ trợ công tác nộp đơn đăng ký bảo hộ giống thuận lợi nhất, từ năm 2017, Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đã xây dựng hệ thống nhận đơn trực tuyến. Năm 2018, trên 70% số đơn đã nhận qua hệ thống nhận đơn online. Tuy nhiên, bất chấp mọi nỗ lực, số đơn đăng ký bảo hộ giống còn khá khiêm tốn trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn giống cây trồng đa dạng.

Bảo hộ giống cây trồng là một dạng sở hữu trí tuệ, có những nét đặc thù riêng so với các dạng sở hữu trí tuệ khác do cây trồng là một cơ thể sống, có sự biến đổi trong quá trình tồn tại. Theo các chuyên gia, bảo hộ giống cây trồng là một trong những biện pháp đảm bảo cho nông dân được sử dụng giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, ít sâu bệnh, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Vậy làm thế nào để thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ về bảo hộ giống cây trồng?

Để giải đáp về vấn đề này, chương trình Câu chuyện Sở hữu trí tuệ đã mời tới trường quay ông Nguyễn Thanh Minh - Chánh Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo chia sẻ của khách mời, cần tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan đến bảo hộ giống cây trồng nói chung và các tác giả thuộc các Viện nghiên cứu, trường Đại học nói riêng. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh việc triển khai chương trình hỗ trợ tài sản sở hữu trí tuệ đối với cây trồng, hỗ trợ tác giả Việt Nam đăng ký bảo hộ giống cây trồng ra nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ hình thành các tổ chức xã hội hoặc các bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ trong Viện nghiên cứu, trường Đại học để tiến hành các công việc như đăng ký, khai thác quyền tác giả giống nhằm kết nối sản phẩm được bảo hộ quyền với thị trường.

Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Giải pháp nào để cải thiện và nâng cao việc đăng ký sáng chế? Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Giải pháp nào để cải thiện và nâng cao việc đăng ký sáng chế? Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Câu chuyện sở hữu trí tuệ: Thực trạng xâm phạm quyền tác giả trên mạng Câu chuyện sở hữu trí tuệ: Thực trạng xâm phạm quyền tác giả trên mạng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước