Hình tượng nghê trong đời sống tâm linh người Việt

Khánh Linh, Gia Hiếu (Ban Thời sự)-Chủ nhật, ngày 18/02/2018 16:25 GMT+7

VTV.vn - Con nghê, một hình tượng biến điệu từ chú chó, đã đến lúc phải được khẳng định lại vị trí trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc ta.

Nguyên bản nghê tại đền Vua Lê Thánh Tông, Thanh Hóa đầu thế kỷ XVII là nghê gỗ to nhất hiện nay, tiêu biểu cho thần thái của con nghê người Việt. Mắt tròn, tai rủ trong tư thế ngồi của một linh khuyển khiêm nhường và trìu mến. Những yếu tố thiêng hóa như ngấn cổ, hỏa mao hay dãy kỳ sau lưng lại biến nghê từ một mãnh thú gốc Trung Á thành linh vật lưỡng cư độc nhất vô nhị của người Việt.

Hình tượng nghê trong đời sống tâm linh người Việt - Ảnh 1.

Từ thời Lý năm 1090, hình tượng nghê - linh khuyển của người Việt - đã hiện diện ở nhiều không gian, với dạng thức khác nhau. Nghê là sấu đá làm bậc cấp thành nhà Hồ, là sư tử nghê gắn bó mật thiết với Phật giáo, là long nghê từng được sơn thon thếp vàng ở đình đền, là kỳ lân nghê đứng chầu bên hương án. Mang đặc tính chó nhiều nhất là khuyển nghê thường đội bảng văn hay cối cửa, thành bậc...

Ấn phẩm Phác họa Nghê - Gã linh vật bên rìa là phác thảo đầu tiên về một trong những linh vật quan trọng bậc nhất. Những nghiên cứu dày công trong một thập kỷ sẽ góp phần đưa nghê trở lại vị trí vốn có trong không gian tín ngưỡng của người Việt, bên cạnh tứ linh (long, ly, quy, phượng).

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước