Thuộc vào nhóm kim loại mềm, nặng và độc hại, chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu chuyển thành xám khi tiếp xúc với không khí. Chì là chất độc nguy hiểm đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn thương cho hệ thần kinh, tủy sống và gây rối loạn não.
Theo Thạc sĩ Lỗ Văn Tùng - Viện Y Học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường cho biết: "Chì gây đau đầu, mất ngủ nếu nhiễm độc nặng có thể gây liệt thần kinh ngoại vi và co giật, hôn mê còn thật nặng thì dẫn đến tử vong".
“Những nơi tái chế chì đều có khả năng gây ra ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí, đồng thời ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Những người phải sống trong vùng ô nhiễm chì thì cần phải đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và xét nghiệm máu”.
Hiện nay, tuy đã có nhiều biện pháp phòng tránh nhưng do chưa thực sự có kiến thức và hiểu biết nên nhiều hộ gia đình vẫn không giảm thiểu được những tác hại tự hiểm họa nhiễm độc chì, thậm chí còn đem sự ô nhiễm đến những nơi khác.
Cùng tìm hiểu những kiến thức và kĩ năng cấn thiết khi sống trong môi trường ô nhiễm chì với chương trình Kĩ năng thoát hiểm qua video dưới đây: