Thủ tướng tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế

Trung Kiên (Ban Thời sự)-Thứ năm, ngày 05/04/2018 14:20 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế.

VTV.vn - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các nước cần có hành động thiết thực, kịp thời để ĐBSCL tiếp tục phát triển, là nguồn cung gạo lớn, bảo đảm an ninh lương thực khu vực.

Sáng nay (5/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đã tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 3 tại tỉnh Sieam Reap.

Sau hơn 20 năm Ủy hội sông Mekong quốc tế được thành lập thì đây là lần thứ 3 Hội nghị cấp cao được tổ chức, sau hội nghị lần đầu được tổ chức tại Thái Lan và Hội nghị lần thứ 2 được tổ chức tại TP.HCM cách đây 4 năm.

Là con sông có lưu lượng nước lớn thứ 10 trên thế giới nhưng lưu vực sông này là một trong những khu vực bị tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và do các công trình đập dòng chính được xây dựng đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đên các nước hạ nguồn trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cách đây không lâu.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, lưu vực sông Mekong đang phải đối mặt với những thách thức về gia tăng nhanh dân số, khai thác thiếu bền vững tài nguyên nước, đất và rừng cùng các thách thức của biến đổi khí hậu và thiên tai bất thường.

Hậu quả là nguồn tài nguyên nước Mekong đang bị suy kiệt. Các dấu hiệu tiêu cực đó thể hiện rõ rệt và trầm trọng nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam - nơi đang thường xuyên phải đối mặt với các đợt hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông bờ biển và sụt lún đất… đe dọa sinh kế của hơn 20 triệu người dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các nước cần phải có những hành động thiết thực, kịp thời để ĐBSCL là vựa lúa, vựa cá của cả khu vực trong hàng trăm năm qua tiếp tục phát triển và là nguồn cung gạo lớn cho bảo đảm an ninh lương thực khu vực.

Thủ tướng cũng đưa ra 4 đề nghị, đó là Ủy hội sông Mekong quốc tế cần tập trung cho sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước Mekong và các tài nguyên liên quan, đồng thời, cần tăng cường thực hiện một cách đầy đủ, thực chất, hiệu quả Hiệp định Mekong 1995 cũng như Bộ các thủ tục, quy định của Ủy hội, đồng thời nâng cao hiệu quả vai trò giám sát và điều phối của Ủy hội trong thực hiện cam kết của các quốc gia thành viên, đi kèm xây dựng Khung quy hoạch phát triển lưu vực hài hòa với quy hoạch tài nguyên nước của các quốc gia thành viên.

Chia sẻ quan điểm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các nhà lãnh đạo cũng cho rằng các nước cần tăng cường chia sẻ thông tin, số liệu trong lưu vực sông Mekong và Lan Thương và tăng cường các hoạt động điều phối, hợp tác với các Đối tác đối thoại.

Sau hai phiên họp hẹp và toàn thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo các nước thành viên của Ủy hội sông Mekong quốc tế sẽ ra Tuyên bố Siem Reap, trong đó khẳng định những thác thức đang đặt ra đối với sông Mekong, đồng thời xác định những nhiệm vụ cụ thể mà các quốc gia cam kết thực hiện trong 4 năm tới nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên lưu vực sông Mekong.

Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần 3 tại Campuchia Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần 3 tại Campuchia Cùng nỗ lực đưa Tiểu vùng sông Mekong phát triển Cùng nỗ lực đưa Tiểu vùng sông Mekong phát triển Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng mang lại lợi ích thiết thực cho người dân Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước