Chuẩn nghèo mới vừa được áp dụng từ năm 2022 được cho là thách thức với nhiều địa phương, thậm chí còn có dự báo khẳng định tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng cao ở các vùng khó khăn.
Chuẩn nghèo đa chiều mới bao gồm các tiêu chí thu nhập đã được điều chỉnh tương ứng với chuẩn mức sống tối thiểu là 1,5 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 2 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Năm qua, bản Mọi - nơi nghèo nhất ở xã Lục Dạ phát sinh thêm hộ nghèo mới là do hàng chục lao động từ miền Nam trở về. Như anh Vi Văn Tằm vào TP Hồ Chí Minh làm được 3 tháng thì dịch. Anh thuê xe chạy về quê thì mắc COVID-19. Trở về căn nhà rỗng, vườn hoang, nhà không có đồ điện, ngoài bóng đèn, tài sản không có gì ngoài tạ thóc. Có đôi lợn được họ hàng cho để nuôi ăn Tết nhưng Tằm chưa nghĩ làm gì để có tiền.
Theo dự báo, đến tháng 1/2022, tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều 2022-2025 sẽ khoảng 8% (khoảng 2,1 triệu hộ nghèo), cận nghèo khoảng 6% (1,6 triệu hộ). Tổng số hộ nghèo, cận nghèo ước 3,7 triệu hộ, tương ứng 14 triệu người.
Chuẩn nghèo mới cũng thay đổi tư duy giảm nghèo ở các địa phương.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!