Phối cảnh công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh sông Tô Lịch.
Để có thể làm sống lại và hồi sinh sông Tô Lịch, giải pháp đưa ra vẫn sử dụng công nghệ Nano - Bioreactor đã thí điểm từ trước, giải quyết toàn bộ các vấn đề như nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy; làm sạch nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; giải quyết việc thoát nước chống ngập khi mưa bão. Đồng thời, lòng sông sẽ được kè thẳng đứng và kè đáy bằng cách mở rộng mặt cắt lòng sông, bỏ mái cỏ hiện nay.
Cảnh quan khu vực Triều đại nhà Lý tại Công viên Tô Lịch.
Cảnh quan khu vực đầu nguồn Hoàng Quốc Việt của sông Tô Lịch.
Cảnh quan hai bên bờ sông Tô Lịch trong tương lai.
Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch trong tương lai.
Theo đại diện của Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt, dự án đề xuất không chỉ đơn thuần là xử lý môi trường mà còn có nội dung quan trọng là xây dựng hệ thống cảnh quan Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch, đặc biệt là đề xuất xây dựng cả hệ thống thoát lũ chống ngập đặt ngầm sâu dưới lòng sông để đảm bảo thoát lũ, chống ngập cho toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch. Đơn vị này cũng kết hợp với đối tác là một trong những tổng thầu lớn nhất Nhật Bản đã từng có rất nhiều kinh nghiệm tại Nhật Bản.
Dọc hai bên sông sẽ trở thành đường để người dân đi dạo, bố trí các địa điểm để vui chơi, giải trí, tổ chức các hoạt động sự kiện về văn hoá, lịch sử. Thậm chí có thể mở dịch vụ tham quan trên sông. Nếu được phê duyệt, đơn vị sẽ kết hợp với một trong những tổng thầu lớn nhất Nhật Bản cải tạo sông Tô Lịch, bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
Thời gian tới, JVE sẽ mời đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để cùng tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước để hoàn thiện dự án, cùng một mục tiêu chung là làm sống lại và hồi sinh dòng sông đã gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông "chết" với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Trước đó vào giữa năm 2019, Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản đã được khởi động. Sau khi triển khai dự án, kết quả bước đầu được các chuyên gia đánh giá khả quan.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!