Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc tại các cơ sở chì tái chế

Anh Tuấn, Nguyễn Phương, Lê Phức,-Thứ hai, ngày 17/06/2024 15:13 GMT+7

VTV.vn - Những bình ắc quy thải bỏ sau khi hết giá trị lại trở thành nguyên liệu sản xuất hàng ngày tại cụm công nghiệp làng nghề Đông Mai để phục vụ công việc tái chế.

Từ vài chục năm nay, làng Đông Mai (xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) được biết đến với nghề phụ tái chế chì từ những bình ắc quy hỏng. Công việc này đã giúp cuộc sống của người dân khấm khá hơn, nhưng nguy cơ nhiễm độc chì luôn thường trực. Với chủ trương di dời các cơ sở tái chế nằm xen kẽ trong khu dân cư, từ năm 2010, Cụm Công nghiệp làng nghề xã Chỉ Đạo đã được UBND tỉnh Hưng Yên thành lập, với diện tích gần 22ha. Đây là chủ trương đúng đắn của địa phương, được kỳ vọng giải quyết ô nhiễm môi trường - vốn là nỗi lo của người dân. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn những lo ngại về một "Đông Mai thứ 2" ngay trong cụm công nghiệp này.

Loại chất thải rắn màu đen này là tro xỉ không thể tận dụng được, buộc phải bỏ đi sau quá trình tái chế kim loại chì tại các lò nấu chì. Vì tồn dư độc tố nên chất thải này nằm trong diện chất thải nguy hại, có khả năng nhiễm độc cho nguồn đất và nước nếu không được thu gom xử lý theo đúng quy trình. Theo quy hoạch xây dựng, chất thải rắn phát sinh sẽ được thu gom và đưa đến khu xử lý chung. Vậy nhưng trên thực tế từ lúc hoạt động đến nay, tại cụm công nghiệp làng nghề xã Chỉ Đạo- khu lưu chứa chất thải rắn chưa từng tồn tại.

Theo Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên: "Hệ thống quỹ đất khu công nghiệp làng nghề chưa đảm bảo nơi lưu trữ chất thải rắn. Tới đây đề xuất thêm quỹ đất để lưu trữ chất thải rắn"

Vì chưa có khu lưu chứa chất thải rắn nên tro xỉ thải ra sau quá trình tái chế được tập kết bừa bãi khắp nơi xung quanh khu vực sản xuất. Tro xỉ chất thành đống trong nhà xưởng. Rồi đổ ra cánh đồng Thậm chí san lấp trái phép cả khu đất dự án Tại cụm công nghiệp, hiện có 2 đơn vị cùng được bộ tài nguyên môi trường cấp phép hoạt động tái chế chì gồm Công ty Ngọc Thiên và Công ty TNHH làng nghề Đông Mai. Dù khác nhau về quy mô sản xuất nhưng điểm chung là 2 doanh nghiệp này, kể từ khi di dời ra cụm công nghiệp, không còn hoạt động trong khu dân cư nữa.

"Sau khi di chuyển kết quả tốt hạn chế nhiễm độc trong làng. Mang lại sự ổn định, người dân k còn phàn nàn nữa thì thiết thực nhất. Tiêu chí sản xuất đã đáp ứng được". - ông Đỗ Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho biết.

Ông Lê Văn Phiếu, Ban quản lý Công ty TNHH làng nghề Đông Mai cho biết: "Cái được của chúng tôi nghề vẫn làm. Dân vẫn có thu nhập. Vì giải quyết được vấn đè môi trường. Trước ảnh hưởng môi trường là rất lớn".

Sự lạc quan của những người trong cuộc chẳng khiến chúng tôi cảm thấy yên tâm về vấn đề môi trường ở đây… Không chỉ bị tro xỉ bủa vây- dòng nước thải mang theo độc tố chì và axit từ quá trình phá dỡ các bình ắc quy cũng chảy thẳng ra hệ thống thoát nước chung của cả khu. Dòng kênh phía sau Công ty Ngọc Thiên- giờ cũng chẳng thể đen thêm được nữa. Với các cơ sở tái chế chất thải nguy hại- vốn tiềm ẩn rủi ro về vấn đề môi trường, lẽ ra phải nằm trong diện kiểm tra giám sát chặt chẽ. Vậy nhưng, điều khó hiểu là- trong nhiều năm qua, 2 đơn vị này lại chưa từng được địa phương kiểm tra nắm tình hình.

Ông Nguyễn Văn Lương, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho biết : "Chúng tôi thường xuyên phối hợp với cơ quan khác như Bộ tài nguyên-môi trường, 2021 2020 Bộ kiểm tra định kỳ. Tránh chồng chéo thì chúng tôi không kiểm tra với các đơn vị này".

Di dời các cơ sở tái chế từ làng nghề ra cụm công nghiệp, nếu không kiểm soát, sẽ chỉ là sự di dời cơ học về vị trí địa lý. Thậm chí, khi các lò tái chế mở rộng quy mô nhà xưởng thì mức độ ô nhiễm chì còn gia tăng và lan rộng hơn. Từ những điều trông thấy: nỗi lo về một làng nghề Đông Mai thứ 2 tồn tại ngay trong chính cụm công nghiệp giờ đang hiện hữu.

Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc tại các cơ sở chì tái chế

Những bình ắc quy thải bỏ sau khi hết giá trị lại trở thành nguyên liệu sản xuất hàng ngày tại cụm công nghiệp làng nghề Đông Mai để phục vụ công việc tái chế.

Trong không gian chật chội nồng nặc mùi hóa chất, các công nhân không đeo khẩu trang, vô tư phá bình ắc quy để lọc lấy chì, thậm chí tiếp xúc trực tiếp với axit chứa trong các bình ắc quy hỏng.

Theo công nhân tại hiện trường cho biết: "Chả độc hại gì sất… Tôi chả lo gì cả… làm mấy chục năm nay, làm quen chẳng thấy mùi gì sất." "Môi trường ở đây... bình thường thôi. Thấy độc hại không? Không…" "Anh chưa làm thì anh thấy có mùi thôi chứ anh làm quen rồi thì anh không thấy mùi gì cả."

Sự thản nhiên của những công nhân không có nghĩa rằng môi trường ở đây đảm bảo an toàn lao động. Toàn bộ quy trình tái chế chì từ khi phá dỡ, lọc chì vụn còn sót lại ở vỏ bình đến khi nấu chì đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc rất lớn. Tuy nhiên, hiện các công nhân làm việc tại hơn 30 xưởng tái chế trong cụm công nghiệp làng nghề đều không được ký hợp đồng lao động hay đóng bảo hiểm, nên nếu có rủi ro xảy ra, họ phải tự chịu.

Ông Lê Văn Phiếu, Ban quản lý Công ty TNHH làng nghề Đông Mai, cho biết: "Thực ra mà nói, chủ yếu là do thời vụ thôi, làm mười ngày lại khác. Công việc không có thường xuyên. Chỉ làm dăm ba hôm lại nghỉ. Làm theo thời vụ".

Ông Nguyễn Văn Lượng, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, nói: "Không nắm được hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Họ phải đảm bảo cho người lao động... về công tác đảm bảo thì người ta phải trang bị".

Hầu hết công nhân trong các nhà xưởng tái chế chì, ngoài một bộ phận người dân địa phương, thì phần lớn là người lao động từ các tỉnh miền núi phía bắc. Họ không có công ăn việc làm, tìm đến các xưởng tái chế chì để làm việc, chấp nhận môi trường độc hại để hưởng mức lương 300 nghìn đồng/ngày. Khi các chủ lò tái chế thờ ơ và bỏ qua vấn đề an toàn, quyền lợi của người lao động thì đồng nghĩa họ tối đa hóa được lợi nhuận trong quá trình sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Chuyển, Chủ tịch UBND xã Chỉ Đạo, cho biết: "Kiểm tra sức khỏe đợt gần đây cho người lao động thì chưa vấn đề gì".

Khoảng 10 năm trước, tại làng nghề Đông Mai, gần 400 trẻ em bị nhiễm độc chì, cùng một vùng rộng lớn nguồn đất, nước bị nhiễm chì với nồng độ vượt hơn 1.000 lần cho phép. Do càng đào sâu xuống thì mức độ ô nhiễm càng cao, nên buộc phải cô lập vùng đất nhiễm chì để tiến hành xử lý.

Những gì đã từng diễn ra khiến nhiễm độc chì luôn là nỗi sợ của người dân trong vùng ảnh hưởng. Nhưng kể từ khi di dời ra cụm công nghiệp, chưa có nghiên cứu đánh giá nào. Các lò tái chế chì ngày càng mở rộng quy mô, gia tăng sản xuất và xả thải ra môi trường như chẳng hề có sự liên quan.

Hiện tại, cơ quan công an vẫn tiếp tục điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm liên quan đến vụ án đổ trộm chất thải

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước