Để có được một bức hình đẹp, nhiếp ảnh gia phải chụp được những khoảnh khắc xuất thần. Điều đó cần một đôi mắt tinh tường và một đôi tay nhanh nhẹn, linh hoạt. Tuy nhiên, có một người thương binh, suốt gần 50 năm chỉ sử dụng cánh tay trái để ghi lại những khoảnh khắc về con người, đặc biệt là những người thương binh. Cũng chính mảng đề tài này đã giúp ông khẳng định chỗ đứng trong làng nhiếp ảnh quốc tế.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Đăng Thanh.
Trong những bức ảnh mà nghệ sĩ Bùi Đăng Thanh đã có dịp ghi lại khi gặp gỡ thương binh Nguyễn Xuân Năng có bức ảnh "Đấu cờ" đã đạt được Huy chương Bạc tại cuộc thi ảnh Nghệ thuật Quốc tế do Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh Quốc tế (FIAP) tổ chức năm 2011.
Trước khi cầm máy ảnh, ông Bùi Đăng Thanh cũng từng là một người lính cầm súng trên mặt trận Tây Nguyên. Năm 1971, trong một cuộc chiến khốc liệt, ông đã vĩnh viễn gửi lại đó một phần cơ thể của mình.
Tác phẩm "Đấu cờ" - Huy chương Bạc cuộc thi ảnh quốc tế được tổ chức năm 2011.
Ông kể lại, lúc đơn vị đang chuẩn bị tấn công và ông đang dùng quả lựu đạn phòng ngự và đang ở tư thế ném lựu đạn thì một quả cối nổ trước mặt. Ông bị thương khá nặng, bị mất một cánh tay, chấn thương sọ não, vỡ mảnh xương ngực và xương ức.
Sau chiến tranh, trở lại cuộc sống bình thường khi chỉ còn cánh tay trái, ông phải học cách làm quen với việc làm mọi thứ bằng một tay, kể cả niềm đam mê lớn nhất cuộc đời ông, đó là chụp ảnh.
Sau gần 50 năm cầm máy, người nghệ sĩ một tay đã đạt được rất nhiều danh hiệu cao quý về nhiếp ảnh cả trong và ngoài nước, trong đó kể đến tước hiệu nghệ sĩ nhiếp ảnh quốc tế A.FIAP 2003, NSNA Xuất sắc Việt Nam (E.VAPA), NSNA có cống hiến xuất sắc (ES.VAPA). Qua những tác phẩm của mình, ông đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả và những nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Nghệ sĩ Bùi Đăng Thanh vẫn coi lời dạy của Bác: "Thương binh tàn nhưng không phế" như là kim chỉ nam cho cuộc sống của mình. Đó chính là động lực giúp ông không ngơi nghỉ công việc đã gắn với cả cuộc đời mình và truyền lại niềm đam mê nhiếp ảnh cho những thế hệ sau.
Người thương binh ưa sáng tạo VTV.vn - Dù là thương binh nặng, nhưng ông Phạm Hồng Tư - người mang thương tật 91% - vẫn đang làm tốt việc truyền nghề, truyền lửa cho nhiều người. | Người thương binh tình nguyện ở lại bên đồng đội VTV.vn - Hơn 20 năm qua, ông Phan Tư Kỳ làm nhiệm vụ quản trang ở xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tình nguyện ở lại chăm sóc phần mộ của đồng đội. | Hạnh phúc của người thương binh nặng VTV.vn - Để có ngày hôm nay, với người thương binh nặng Đinh Hữu Du không chỉ là những nỗ lực của bản thân mà còn sự đồng cam cộng khổ của người vợ luôn gắn bó, cùng ông vượt khó. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!