Đây không phải lần đầu tiên hình ảnh áo dài Việt Nam sử dụng trên các sân khấu, sàn diễn mang tầm quốc tế bởi người nước ngoài.
Trong phần thi tài năng này, đại diện Trung Quốc không thông tin về bộ trang phục, chỉ nói về điệu nhảy gắn với văn hóa nước này. Sau khi video đăng tải, nhiều ý kiến cho rằng trang phục của cô giống áo dài Việt Nam với những chi tiết hình ảnh cổ áo, xẻ tà, quần ống rộng...
Trước đó, tờ China Daily đăng bài về bộ sưu tập của Ne Tiger tại Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân - Hè 2019 lấy cảm hứng trang phục các quốc gia trên con đường tơ lụa nhưng lại vay mượn nhiều chi tiết của Áo dài đã gây nhầm lẫn về trang phục truyền thống của Việt Nam.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng cần nghiêm túc nhìn nhận lại câu chuyện xây dựng thương hiệu áo dài. Các địa phương cần xây dựng hồ sơ công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia song song với xây dựng thương hiệu cho các nhà thiết kế, tổ chức các tuần lề áo dài ở nước ngoài...
Do hiện nay khó có thể ngăn chặn việc mượn, đạo, nhái... nên chúng ta trông đợi ngày áo dài Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa để khẳng định tầm vóc và nguồn gốc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!